Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Thường xuyên nuôi 8.000 vịt sinh sản, bỏ túi 8 triệu đồng/ng��y

Thường xuyên nuôi 8.000 vịt đẻ, mỗi ngày anh Năm đã khai thác được trên 5.000 vịt con bóc trứng, doanh thu hơn 25 triệu đồng, lợi nhuận đạt gần 8 triệu đồng/ngày.
Theo chân chị cán bộ khuyến nông cơ sở, đến thăm trang trại của gia đình anh Lưu Đức Năm ở thôn Cốc Khê, xã Ngũ Lão, huyện Kim Động, Hưng Yên, chúng tôi thật bất ngờ trước mô hình chăn nuôi vịt sinh sản, khá đơn giản mà hiệu quả siêu cao. Bởi chỉ có hơn 2 mẫu ao hồ mặt nước, với những dãy chuồng chăn nuôi lúp xúp dưới tán cây xanh bao quanh ao, và hơn 8.000 con vịt bầu lai Super, nhưng mỗi ngày anh Năm đã khai thác và xuất bán ra thị trường trên 5.000 vịt con bóc trứng (vịt mới nở).
08-38-13_xut_lo_vit_boc_trung_cho_thuong_li
Xuất lô vịt bóc trứng cho thương lái
Thấy có khách đến thăm trang trại, anh Năm đã bỏ dở bát cơm, đứng dậy pha chè và hào hứng khoe với chúng tôi: Từ đầu năm đến nay vịt giống bóc trứng rất được giá. Trung bình cứ 1.000 con vịt đẻ cho ấp nở, người chăn nuôi sẽ có lãi 800.000 - 1.000.000 đồng/ngày (tuỳ thời điểm). Hiện tại gia đình anh đang bán với giá 5.500 đồng/1 con vịt bóc trứng, cao gấp 3 - 4 lần so với cùng kỳ năm trước, đôi khi vẫn "cháy hàng".
Tuy nhiên anh Năm vẫn còn đang lo lắng, vì cứ mỗi khi vịt con nước ta được giá (tháng 4 - 6), là vịt Trung Quốc lại tràn lậu sang bán phá giá, lúc đó những người nuôi vịt đẻ như anh rất dễ bị thua lỗ.
Nguyên nhân cơ bản là do người chăn nuôi trong nước vẫn còn ngộ nhận, vịt Trung Quốc giá rẻ, cùng giống, đôi khi con giống còn mập mạp hơn. Nhưng thật ra là quá đắt, bởi vịt Trung Quốc sau mua về nuôi rất chậm lớn, tỷ lệ chết cao. Chủ yếu do vận chuyển đường xa, không được ngừa vacxin phòng bệnh và xáo trộn về điều kiện sinh thái, nên vịt Trung Quốc đến tay người chăn nuôi nước ta, phải mất tối thiểu 18 - 24 tiếng. Trong khoảng thời gian này, con giống không thể chăm sóc, đã bị yếu đi nhiều, dấu hiệu dễ thấy nhất là mỏ vịt bị nhợt nhạt, mắt không tinh nhanh.
Riêng với các loại vịt ấp nở từ các cơ sở sản xuất trong nước, nhờ được chuyển tới người chăn nuôi sớm (dưới 12 tiếng), không bị xáo trộn về sinh thái, được vacxin phòng bệnh đầy đủ, con giống được chăm sóc kịp thời, nên nuôi nhanh lớn, tỷ lệ sống đạt cao.
Để từng bước đẩy lùi giống vịt con nhập lậu từ bên kia biên giới, anh Năm đề nghị các cơ quan nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người chăn nuôi về chất lượng các giống vật nuôi nhập tiểu ngạch, trong đó có giống vịt con bóc trứng.
Bên cạnh đó, các gia đình chăn nuôi vịt đẻ ở nước ta cần tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất, tiết kiệm chi phí vật tư, nâng cao chất lượng con giống, hạ giá thành sản phẩm.
Theo kinh nghiệm của anh Năm, để chăn nuôi vịt sinh sản đạt hiệu quả cao, con giống nuôi hậu bị phải được chăm sóc theo quy trình riêng, trong đó: Giai đoạn vịt 1 tháng tuổi cần cho ăn tốt, nhằm thúc cho con giống tăng trọng nhanh, trường mình, kháng bệnh tốt. Trong tháng thứ 2 chỉ cho ăn đủ để cơ thể vịt săn chắc, không sinh mỡ. Từ tháng thứ 3 - 5 cho ăn đói, nhằm rèn luyện sức dẻo dai cho con vịt. Sang tháng thứ 6 cần cho ăn đủ (220 - 230g cám/1 con/1 ngày), loại cám chuyên dùng cho vịt đẻ.
08-38-13_trng_tri_nuoi_vit_sinh_sn_cu_nh_nm
Trang trại nuôi vịt sinh sản của anh Năm
Chú ý, ngay từ tháng thứ 5, phải tăng thời lượng chiếu sáng cho vịt nuôi lên 16 - 18 tiếng/ngày. Khi vịt hậu bị đạt đủ đủ 6 tháng tuổi mới được cho đẻ trứng đưa vào lò ấp nở. Trước đó đàn vịt phải được phòng ngừa đủ 3 loại vắc xin tả, tụ huyết trùng và cúm gia cầm.
Trong quá trình vịt đẻ cần dừng tiêm phòng các loại vacxin. Vào những ngày thời tiết thay đổi, khi giao mùa, cần bổ sung kháng sinh phòng tả vào thức ăn hoặc nước uống. Sau uống kháng sinh có thể cho uống thêm thuốc giải độc gan. Cần theo dõi loại bỏ kịp thời các con vịt không đúng giống, sức khoẻ kém và đẻ ít.
Chỉ mua cám ăn cho vịt từ các nhà sản xuất có uy tín. Chuồng trại phải được rửa sạch ngày 3 lần và định kỳ tẩy trùng bằng formol hoặc vôi bột. Nước ao chăn thả vịt cũng phải đảm bảo vệ sinh, nên định kỳ thay mới nước. Khi thấy vịt kém ăn, dừng ăn, phải kiểm tra và xin tư vấn bác sĩ thú y ngay.
Bằng cách làm này, trang trại chăn nuôi vịt sinh sản của gia đình anh Năm, hàng chục năm nay không bị xảy ra dịch bệnh lớn. Con giống ra lò đến đâu được các thương lái đặt hàng bao tiêu hết ngay đến đó.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

TT lúa gạo châu Á: Giá tăng tại Ấn Độ, giảm ở Việt Nam

TT lúa gạo châu Á: Giá tăng tại Ấn Độ, giảm ở Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu trên thị trường Ấn Độ tuần này tăng bởi hy vọng Trung Quốc sẽ mua nhiều hơn, trong khi giá tại Việt Nam giảm từ mức cao nhất nhiều năm bởi triển vọng nguồn cung trong nước tăng lên.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 5 USD lên 398-402 USD/tấn, từ mức thấp nhất một năm hồi tuần trước - nhu cầu yếu từ nước láng giềng Bangladesh.
Năm 2017, Ấn Độ là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo vào Bangladesh chắc chắn sẽ chậm lại bởi chính phủ nước này đã áp thuế nhập khẩu 28% đối với mặt hàng gạo để hỗ trợ người trồng lúa trong bối cảnh sản lượng trong nước hồi phục.
Tuy nhiên, Ấn Độ đang kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng lên. Tuần vừa qua, Trung Quốc đã đồng ý sửa đổi một số điều trong biên bản ghi nhớ liên quan đến kiểm dịch thực vật, cho phép các nhà xuất khẩu Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo non-basmati sang Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã vào mùa mưa nhưng lượng mưa chưa nhiều, việc gieo xạ vụ Hè có thể bị chậm lại.
Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, giá loại 5% tấm giảm xuống 450-455 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 1/2012 vào tuần trước (465-475 USD/tấn).
"Dự báo giá sẽ còn tăng thêm nữa trong những tuần tới do nguồn cung tăng lên, bởi vụ Hè Thu sẽ thu hoạch cao điểm vào cuối tháng này", Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 5 đạt 763.707 tấn, tăng 5,9% so với tháng 4, theo số liệu chính thức.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan vững ở mức 430 USD/tấn 435 USD/tấn, FOB Bangkok (tuần trước giá khoảng 430-432 USD/tấn).
Các thương gia ở Bangkok cho hay, sau khi bán được cho Philippines hồi đầu tháng này, nhu cầu từ khách hàng quốc tế nhìn chung vẫn yếu.
Việc vận chuyển gạo chậm lại do mưa cũng ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Mùa mưa ở Thái Lan bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài tới giữa tháng 10.
Một số thông tin liên quan
Thái Lan có thể xuất khẩu 10,5 triệu tấn gạo trong năm 2018
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo Thái Lan trong niên vụ 2018-19 sẽ tăng 4% lên 21,2 triệu tấn, nhờ thời tiết thuận lợi và giá gạo thế giới tăng. Dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2018 của USDA được điều chỉnh tăng lên 10,5 triệu tấn nhờ nhu cầu từ Indonesia, Trung Quốc và Philippines có thể tăng lên.
Dự trữ gạo của Philippines cao nhất 6 tháng
Cục Thống kê Philippines (PSA) thông báo dự trữ gạo của quốc gia này tính đến ngày 1/5 đã lên mức cao nhất trong 6 tháng, đạt 2,909 triệu tấn, nhờ sản lượng lúa tháng 4 tăng. Lượng dự trữ này đủ dùng trong 90 ngày. Đây là tháng thứ hai liên tiếp lượng gạo tồn kho của Philippines tăng, sau 6 tháng giảm mạnh vì kho dự trữ của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cạn kiệt. Tuy nhiên, mức dự trữ đó vẫn thấp hơn 9,48% so với 3,214 triệu tấn cùng kỳ năm trước, mặc dù so với một tháng trước đó, dự trữ gạo đã tăng 33,3%.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm 1 triệu tấn
Nguồn Business-standard nhận định xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm 1 triêu tấn trong tài khóa hiện tại vì khả năng Bangladesh giảm giảm nhập khẩu. Cụ thể, nhập khẩu gạo của Bangladesh có thể giảm trong năm 2018 - 2019 vì sản lượng gạo nội địa tăng nhờ mùa vụ phục hồi và diện tích gieo cấy được mở rộng sau khi giá tăng trong năm 2017. Kết quả là, xuất khẩu của Ấn Độ có thể giảm 0,5 - 1 triệu tấn.
Các nhà xuất khẩu gạo nước này đang rất kỳ vọng vào tuyên bố chung giữa Ấn Độ và Trung Quốc mới ký gần đây, theo đó trong tương lai Ấn Độ có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.
Nông dân Ấn Độ ồ ạt tăng diện tích trồng lúa basmati
Diện tích trồng lúa basmati dự kiến tăng tại Ấn Độ vì thu nhập của người nông dân cao hơn trong mùa trước. Tại những bang trồng basmati chủ chốt, nông dân đang mở rộng diện tích lúa basmati và thu hẹp diện tích trồng bông và lúa thường. Dự báo về mùa mưa bình thường tại Ấn Độ cũng khuyến khích người nông dân tại các vùng trồng lúa Punjab, Haryana, miền Tây Uttar Pradesh và Jammu & Kashmir trồng nhiều gạo basmati hơn. Mùa mưa bình thường thúc đẩy sản lượng của những giống mùa khác gồm cả bông, và người nông dân đã thu về ít hơn dự báo trong mùa vụ sợi năm ngoái.
Bờ Biển Ngà thúc đẩy sản xuất gạo để tự đáp ứng nhu cầu lương thực
Chính phủ Bờ Biển Ngà muốn tăng sản xuất gạo nội địa trong nỗ lực hướng tới mục tiêu có thể tự cung cấp lương thực vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu, quốc gia này mới nhận được 30 triệu USD từ chương trình cho vay ngân hàng Exim của Ấn Độ. Khoản vốn vay này sẽ được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng mới để thúc đẩy sản xuất gạo.
Gạo nhập khẩu phổ biến trên thị trường này, và khối lượng nhập khẩu đã tăng từ 1,25 triệu tấn lên 1,45 triệu tấn trong giai đoạn 2016 – 2017. Năm 2016, Bờ Biển Ngà đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng là có thể tự cung cấp lương thực. Gạo là lương thực cơ bản của người dân, nhất là tại các thành phố lớn của Bờ Biển Ngà với lượng tiêu thụ đạt khoảng 1,5 triệu tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên vì sản xuất lúa trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nên mỗi năm quốc gia này phải nhập khẩu tới 900.000 tấn gạo, chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Iraq cấm trồng lúa vì thiếu nước
Reuters ngày 14/6 đưa tin, Iraq đã cấm nông dân trồng lúa và các loại cây trồng tốn nước khác do tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng bởi khô hạn và mực nước sông sụt giảm. Phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp cho biết, đây là một quyết định khó khăn nhưng không thể làm khác được.
Malaysia đủ cung gạo
Bộ Nông nghiệp Malaysia đưa tin, nước này có đủ cung gạo. Vụ trưởng Vụ Lúa gạo, Shamsuddin Ismail, cho biết Malaysia đã sản xuất được 73% nhu cầu gạo và phần còn lại được đáp ứng bởi gạo nhập khẩu theo các hợp đồng dài hạn.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Giá thóc, gạo tăng liên tiếp nhưng không xảy ra "sốt giá", đ��u cơ

Giá thóc, gạo tăng liên tiếp nhưng không xảy ra "sốt giá", đầu cơ
Ảnh minh họa.
Dự báo thời gian tới giá gạo thế giới và trong nước có xu hướng tăng nhẹ.
Cục quản lý giá (Bộ Tài Chính) cho biết, theo đà tăng giá của thị trường gạo xuất khẩu, tại miền Bắc, giá lúa, gạo tẻ thường tháng 5/2018 tăng 200 - 500 đồng/kg so với tháng 4/2018. Giá lúa tẻ thường dao động phổ biến ở mức 7.700 - 9.000 đồng/kg, một số loại lúa chất lượng cao hơn giá phổ biến ở mức 9.000 - 11.000 đồng/kg; giá gạo tẻ thường dao động phổ biến ở mức 9.000 - 7.000 đồng/kg.Tại miền Nam, nguồn cung đang dần chững lại trong khi nhu cầu tăng liên tiếp.
Theo Sở Công Thương một số địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giá thóc, gạo tăng liên tiếp nhưng không xảy ra tình trạng "sốt giá" hoặc có dấu hiệu đầu cơ.
Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long loại thường phổ biến dao động 6.3000 – 6.6000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu hiện khoảng 9.400 – 9.700 đồng/kg, tăng 100 – 300 đồng/kg; gạo 25% tấm khoảng 8.800 – 9.000 đồng/kg, tăng 150 – 350 đồng.
Trên thị trường thế giới, so với tháng 4/2018, giá chào bán gạo tháng 5/2018 tăng tại Thái Lan và Việt Nam do Indoesia có kế hoạch mua thêm 500.000 tấn gạo. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguồn cung eo hẹp, Thái Lan và Việt Nam vừa trúng thầu gạo của Philippines đã tạo thêm động lực đẩy giá gạo xuất khẩu.
Cục quản lý giá cho biết, hiện ngoài 300.000 tấn gạo tiếp tục giao cho Indonesia, các doanh nghiệp gạo trong nước đang đẩy mạnh thu mua, chế biến thêm 130.000 tấn gạo để xuất khẩu sang Philippines theo gói thầu vừa trúng ngày 4/5/2018.
Cùng với các hợp đồng Chính phủ, trong tháng 5/2018, nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo tư nhân được ký kết hàng trăm ngàn tấn gạo. Nhờ cải thiện tốt chất lượng sản phẩm, tận dụng những thuận lợi của thị trường nên tháng 5/2018, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng hơn 2,2 triệu tấn với giá trị khoảng 1,1 tỷ USD, tăng gần 60% về giá trị và sản lượng so với cùng kỳ năm 2017. Đây là mức tăng kỷ lục trong vòng 5 năm qua.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Lãi suất tiền gửi tiết ki��m ACB mới nhất tháng 6/2018

Đối với loại hình gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất tính đến 4/6 là tại kỳ hạn 18 tháng với 6,9%/năm.
Theo biểu lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tính đến 4/6, hiện lãi suất không kỳ hạn VNĐ trên tài khoản thanh toán là 0,3%/năm.
Mức lãi suất này sẽ thay đổi và dao động từ 0,3% - 1%/năm đối với một số loại tài khoản đặc thù như tài khoản thương gia, tài khoản lương, tài khoản ưu tiên và tiền gửi đầu tư trực tuyến.
lai suat tien gui tiet kiem acb moi nhat thang 62018
Mức lãi suất không kỳ hạn tại ngày 4/6 (Nguồn: Biểu lãi suất của ACB)
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, mức lãi suất cũng được quy định theo thời gian gửi và số tiền gửi.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng là 4,8% - 5%/năm; kỳ hạn 2 tháng là 5% - 5,2%; kỳ hạn 3 - 5 tháng là 5,1% - 5,3%; kỳ hạn 6 - 9 tháng là 5,7% - 5,9%/năm (lãnh lãi cuối kỳ).
Lãi suất tiền gửi 12 tháng - 36 tháng từ 6,5% - 6,9%/năm, trong đó lãi suất kỳ hạn 18 tháng là có lãi suất cao nhất (6,9%/năm).
lai suat tien gui tiet kiem acb moi nhat thang 62018
Bảng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn tại ACB (Nguồn: Biểu lãi suất ACB)
Ngoài ra, ngân hàng còn có sản phẩm tiết kiệm phúc an lộc (kết hợp với bảo hiểm) có lãi suất từ 4,9% - 7% với 5 kỳ hạn gửi (1,3,6,12,18 tháng); tích luỹ thiên thần nhỏ;...
Riêng đối với nhóm khách hàng ưu tiên, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các kỳ hạn được cộng thêm khoảng 0,05%/năm.
Bảng lãi suất cho khách hàng ưu tiên tại ACB (Nguồn: Biểu lãi suất ACB)

Iraq phải ngừng trồng lúa vì khủng hoảng thiếu nước

Vì khủng hoảng thiếu nước trầm trọng nên chính phủ Iraq buộc nông dân ngừng hoàn toàn việc canh tác lúa dù đây vẫn là nhu yếu phẩm của người dân.\
Việc xây đập thủy lợi mới trên các nhánh sông chính cùng với đợt hạn hán bất thường vừa qua buộc Bộ Nông nghiệp Iraq phải cho ngừng tất cả hoạt động trồng lúa, ngô và ngũ cốc. Đây đều là những nông sản cần một lượng nước lớn để tưới tiêu trong quá trình canh tác.
"Kế hoạch nông nghiệp cho mùa hè này đã được thay đổi vì không có đủ lượng nước cần thiết cho việc tưới tiêu. Bộ Nông nghiệp cũng không thấy vui vẻ gì khi phải quyết định như vậy," ông Hamid al-Nayef, người phát ngôn của Bộ cho biết.
iraq phai ngung trong lua vi khung hoang thieu nuoc
Iraq phải ngừng trồng lúa vì khủng hoảng thiếu nước. Ảnh minh họa
Hiện tại, mực nước tại Tigris và Euphrates, hai con sông cung cấp khoảng 98% lượng nước cho người dân Iraq, đang ở ngưỡng thấp nhất lịch sử.
Tài khoản The'Nimr'Tiger trên Twitter cho biết: "Sông Tigris tại Iraq đang dần cạn nước vì Thổ Nhĩ Kỳ vừa cho hoạt động đập thủy điện lớn Ilisu. Cái đập này sẽ phá hủy 696 nghìn ha đất nông nghiệp cũng như hệ sinh thái vốn đang gặp nguy hiểm của Iraq, hàng nghìn động vật và chim chóc sẽ bị giết chết."
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tích trữ nước cho đập thủy điện Ilisu từ tháng 3, sớm hơn so với dự kiện là đầu tháng 6. Kể từ đó, lượng nước chảy về Iraq từ Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 50%, một quan chức cho biết.
Theo giáo sư Shwan Mohammed tại Đại học Sulaimaniyah, chính phủ Iraq cần xây nhiều đập thủy lợi hơn cũng như bảo trì tốt hơn các đập hiện có để đảm bảo đủ nước cho người dân.
Nguồn nước tại Iraq liên tục giảm trong nhiều năm qua nhưng vấn đề này lâu nay vẫn bị phớt lờ, vì chính phủ phải đối mặt với nhiều thách thức nguy cấp hơn như nội chiến với IS.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Gạo Việt được giá, chất ��ã tăng?

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang đứng ở mức cao nhất trong vòng 4 năm qua, trong đó giá gạo tấm 5% đang cao hơn Thái Lan và Ấn Độ. Xu hướng tăng giá này có phải do chất lượng gạo, mô hình sản xuất đã được cải thiện, hay chỉ vì nhu cầu thế giới tăng?
Ảnh minh họa. Nguồn: internetẢnh minh họa. Nguồn: internet
Thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu (XK) 5 tháng đầu năm ước đạt 2,66 triệu tấn và 1,45 tỷ USD; giá XK tiếp tục tăng, đạt trên 502 USD/tấn.
Đáng chú ý, giá gạo tấm 5% XK của Việt Nam đạt 458-462 USD/ tấn vào thời điểm trung tuần tháng 5 – mức cao nhất trong vòng 4 năm qua và cao hơn gạo đồ 5% tấm XK của Ấn Độ (404-408 USD/tấn), gạo 5% tấm của Thái Lan (435-440 USD/tấn).
Chưa vội mừng
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, giá gạo XK của Việt Nam ngày càng cải thiện nhờ tỷ lệ gạo cao cấp và gạo thơm XK ngày càng tăng, chiếm trên 80%. Dự báo từ nay đến hết tháng 6, giá lúa gạo trong nước tiếp tục diễn biến tích cực do triển vọng XK gạo sang Philippines.
Nhận định có hai chỉ số quan trọng giúp giá gạo XK tăng, chuyên gianông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho biết giá tăng là do chất lượng gạo Việt Nam cải thiện tương đối rõ nét. Đồng thời, nhu cầu nhập gạo thế giới, đặc biệt các nước Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Malaysia… tương đối lớn.
Song ông Thủy bày tỏ lo ngại diễn biến giá gạo 6 tháng cuối năm rất khó lường. 5 Tháng đầu năm, XK gạo tăng cao chủ yếu nhờ vào các hợp đồng nhỏ, vẫn chưa ký được những hợp đồng lớn. Trong khi đó, bài học trên thực tế cho thấy cứ bao giờ giá gạo XK tăng, sau đỉnh điểm tăng lên đó, giá lại bắt đầu giảm.
Hơn nữa, theo các chuyên gia nông nghiệp, giá gạo Việt Nam cao hơn một số nước nhưng chỉ ở những loại gạo cùng chủng loại, còn Thái Lan và Ấn Độ vẫn có các loại gạo đặc sản XK với giá trị rất cao. Các loại gạo này có hàm lượng dinh dưỡng, mùi vị phù hợp với sở thích của người tiêu dùng các nước giàu có như Pháp, Ba Lan hay Mỹ.
Thừa nhận thực tế trên, ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết gạo Việt Nam chỉ so được với gạo Thái cùng chủng loại, còn loại gạo đặc sản của họ là Hom Mali, Khaodak Mali vẫn có giá trên 1.000 USD/tấn.
Điều này nhắc nhở Việt Nam cần xây dựng thương hiệu cho ngành lúa gạo là cường quốc XK, Việt Nam phải có loại gạo đặc sản dẫn dắt cả ngành. Cũng như giá gạo lên cao là tín hiệu tốt nhưng cần đánh giá một cách nghiêm túc việc tăng đó thực chất là thế nào. Nếu không, các doanh nghiệp (DN) cứ tranh mua, tranh bán đến lúc mua vào với giá cao nhưng khi XK giá xuống thì chịu hậu quả lớn.
Có thể thấy, diện tích sản xuất của Việt Nam không thiếu, sản lượng dư thừa, mỗi tỉnh và mỗi địa phương đều có các sản phẩm chủ lực mang tính cạnh tranh vùng, miền nhưng ngành lúa gạo chưa phát triển đúng với tiềm năng, giá trị và thương hiệu gạo Việt ít được biết tới. Một phần nguyên nhân trong đó là do các DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cho rằng với điều kiện thuận lợi, giá gạo có thể được bán với giá cao hơn, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho biết hiện đang diễn ra tình trạng các DN đua nhau và tranh nhau bán gạo.
Lý do chỉ vì bán gấp lấy tiền để thanh toán lúa cho nông dân và để đáo hạn trả nợ vay ngân hàng.
Trong khi đó, nếu các DN không tranh nhau bán hàng mà để gạo lại chỉ sau khoảng 2-3 tháng nữa, khi đó giá XK có thể tăng thêm 30 – 40 USD/tấn.
Giá gạo XK trung bình trong 5 tháng đầu năm tiếp tục tăng, đạt trên 502 USD/tấn
Vướng cơ chế
"Ngành lúa gạo Việt Nam hoàn toàn chủ động điều tiết XK gạo với giá trị cao chứ không phải tranh mua, tranh bán và bán giá thấp như hiện nay. Các DN chỉ cần được vay đủ vốn để đầu tư và vay theo lãi suất thông thường của ngân hàng, không cần ưu đãi lãi suất", ông Bình kiến nghị.
Kể lại câu chuyện diễn ra tại một triển lãm nông nghiệp tổ chức tại Thái Lan, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, chia sẻ: khi tham gia triển lãm này, bà cùng một đoàn DN chế biến và XK gạo của Việt Nam đã đem theo gạo hữu cơ (organic) đến giới thiệu.
"Chúng tôi bỏ gạo ra các thuyền thúng để trưng bày, thu hút nhiều người tham quan. Nhiều DN Thái Lan đã tới tìm hiểu, dò xét vì cho rằng gạo này có thể cạnh tranh với gạo của họ. Tuy nhiên, điều bất ngờ là có một người nói rằng người Thái không phải lo, gạo Việt Nam trưng bày thế nhưng không XK được vì vướng Nghị định 109 về XK gạo. Thái Lan rất cảm ơn Việt Nam vì không cho DN có quy mô nhỏ XK gạo hữu cơ. Đây là một nút thắt cần mau chóng được tháo gỡ", bà Hạnh nhấn mạnh.
Liên quan tới Nghị định 109, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, kiến nghị Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình ban hành Nghị định sửa đổi hoặc thay thế triệt để Nghị định 109, qua đó xóa bỏ các đặc quyền mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang được trao theo Nghị định này, bao gồm vấn đề hợp đồng tập trung, vấn đề giá sàn và vấn đề đăng ký hợp đồng XK.
Trong đó, Chính phủ cần mạnh tay xóa bỏ cơ chế giá sàn và cơ chế đăng ký hợp đồng XK. Thay vào đó, thiết lập các kỷ luật XK bằng cách sẵn sàng cho phá sản, giải thể hoặc chất dứt tình trạng phụ thuộc vào các công ty nhà nước, giảm ưu đãi cho các công ty XK gạo chất lượng thấp, giá thấp khi xét các tiêu chí thụ hưởng các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Đồng thời, thay thế chính sách mua, tạm trữ lúa gạo trước đây bằng kỷ luật XK gắn với các điều khoản ưu đãi tín dụng vào chính sách hỗ trợ liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ cao để phục vụ một nền lúa gạo hiện đại, chất lượng cao, trong khi vẫn đảm bảo hấp thụ tốt nguồn cung lúa gạo mang lại lợi ích thực chất cho nông dân, các tổ chức hợp tác nông dân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng để có thể đứng vững trên thị trường đầy sức cạnh tranh, các DN phải có sự liên kết, hỗ trợ nhau thông qua các cơ chế hợp tác của các hội, hiệp hội ngành nghề.
Các hiệp hội ngành nghề có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong việc tạo ra môi trường và cơ chế để có thể liên kết một cách chặt chẽ các DN trong cùng ngành hàng, đảm bảo hiệu quả lợi ích chung, lợi ích của DN và lợi ích quốc gia.
Đặc biệt, cần phát huy mối liên kết chặt chẽ sản xuất theo chuỗi giá trị giữa nông dân, DN và HTX.
"Giờ người ta nói nhiều tới cánh đồng liên kết, trên cánh đồng đó, DN, HTX và người nông dân cùng liên kết với nhau để tạo ra giá trị gia tăng", chuyên gia Hoàng Trọng Thủy nhấn mạnh.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Trung tâm sản xuất giống chăn nuôi gần 20 tỷ đồng bỏ hoang

Người dân xã Cẩm Lạc (Hà Tĩnh) cần đất sản xuất, trong khi hơn 7 ha đất dự án trung tâm sản xuất giống chăn nuôi lại để hoang phế
Hệ thống chuồng trại bỏ hoang tại trung tâm giống ở xã Cẩm Lạc.
Năm 2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận cho Công ty Thương mại Hoàng Long thuê 7 ha đất ở xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để thực hiện dự án Trung tâm sản xuất giống chăn nuôi, tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng.
Công ty sau đó xây nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bốn dãy chuồng trại, ao hồ, hố xử lý chất thải để nuôi 300 con lợn và hơn 3.000 con gà giống.
Sau cơn bão số 10 năm 2017, cơ sở vật chất của trung tâm bị đổ nát. Ảnh: Đức Hùng
Sau cơn bão số 10 năm 2017, cơ sở vật chất của trung tâm bị đổ nát. Ảnh: Đức Hùng
Đầu năm 2017, dự án dừng hoạt động, cơ sở vật chất và chuồng trại bỏ hoang. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đồng ý để công ty Dabaco Việt Nam thuê lại, song hơn một năm qua đơn vị này chưa có động thái đầu tư, sản xuất.
Tháng 9/2017, bão số 10 Doksuri đổ bộ vào Hà Tĩnh, trung tâm bị ảnh hưởng nặng nề, các dãy nhà bị gió thổi tốc mái, nhiều mảng tường sập, đổ ngổn ngang. Hiện cây cối mọc um tùm, người dân thường cho trâu bò vào chăn thả, hoặc làm nơi tập kết cây gỗ để bóc vỏ.
Các hạng mục ở trung tâm không còn có khả năng tái sử dụng. Ảnh: Đức Hùng
Các hạng mục ở trung tâm không còn có khả năng tái sử dụng. Ảnh: Đức Hùng
Ông Nguyễn Viết Thuấn, Chủ tịch UBND xã Cẩm Lạc cho biết, vừa qua phía công ty Dabaco có đề nghị phê duyệt lại chủ trương đầu tư, song tỉnh chưa chấp thuận nên công trình đang dang dở.
"Hiện tại bà con cần tư liệu sản xuất, trong khi hơn 7 ha đất dự án lại bỏ hoang, rất lãng phí. Tại các cuộc họp và tiếp xúc cử tri, bà con cũng phản ánh nên thu hồi dự án", ông Thuấn nói.

Chăn nuôi sinh thái: mô hình cho các đô thị

KHPTO - Hiện nay, nhiều huyện ngoại thành của các thành phố lớn, ngoài việc tập trung vào phát triển du lịch sinh thái thì lĩnh vực nông nghiệp cũng được phát triển theo mô hình sinh thái, hướng về môi trường và phát triển bền vững.
Trong đó, một số mô hình chăn nuôi theo hướng sinh thái đã được nông hộ tại địa phương ứng dụng và bước đầu mang lại những kết quả khả quan.
Hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái được hiểu là những nông hộ chăn nuôi có các đặc điểm: có ứng dụng toàn bộ hay một phần của mô hình V-A-C (vườn - ao - chuồng); có ứng dụng toàn bộ hoặc một phần kỹ thuật chăn nuôi sinh thái.
Trong khi đó, chăn nuôi truyền thống có đặc điểm là hoạt động theo tập quán và thói quen, không áp dụng các kỹ thuật của tiến bộ khoa học như: không chú trọng xử lý chất thải trong chăn nuôi, chỉ sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp mà không sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên (rau xanh, bã hèm...).
Hình thức chăn nuôi của nông hộ ở các huyện ngoại thành của các thành phố lớn đa số là chăn nuôi gia súc (heo), gia cầm (gà, vịt).
Riêng đối với hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái, có không ít hộ ứng dụng một phần mô hình V-A-C, cụ thể: mô hình V-A kết hợp chăn nuôi gia súc với nuôi cá hoặc sử dụng phế phẩm chăn nuôi gia súc để làm phân bón trong trồng trọt (mô hình C-V).
Nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái chú trọng hơn các yếu tố về môi trường, hướng đến quy luật chăn nuôi tự nhiên như: cho ăn thức ăn xanh, cho uống nước sạch, tái sử dụng phế phẩm để trồng trọt hoặc nuôi cá nhằm bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng đến các yếu tố về kỹ thuật trong chăn nuôi để đàn gia súc, gia cầm có được sự sinh trưởng và phát triển tốt.
Chi phí chăn nuôi có sự chênh lệch giữa hộ nuôi theo truyền thống và hộ nuôi theo hướng sinh thái. Sự chênh lệch trên được lý giải là do sự khác biệt về diện tích, quy mô.
Bên cạnh đó, những nông hộ chăn nuôi heo có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, đồng thời sản xuất theo phương pháp nông nghiệp sinh thái có xu hướng chăn nuôi theo quy luật tự nhiên nên chi phí lao động gia đình được giảm thiểu nhiều hơn. Do đó, nhóm hộ này thường có chi phí thấp hơn.
Đối với chăn nuôi gà và vịt, do chi phí con giống và thức ăn phải đảm bảo chất lượng nên tổng chi phí đầu tư của nông hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái cao hơn so với nhóm hộ nuôi theo hình thức truyền thống.
Theo các nghiên cứu khoa học, doanh thu và lợi nhuận đạt được của nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái cao hơn hộ chăn nuôi theo truyền thống. Mặc dù, có những khoản chi phí, nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái phải đầu tư lớn hơn, tuy nhiên chất lượng đàn vật nuôi từ chăn nuôi sinh thái giúp nông hộ bán sản phẩm với giá cao hơn. Đồng thời, các sản phẩm phụ trong chăn nuôi cũng góp phần mang lại nguồn doanh thu không nhỏ cho nông hộ.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường đại học Cần Thơ và phòng tài chính - kế hoạch huyện Phong Điền, Cần Thơ, về doanh thu/chi phí: số liệu cho thấy cả 2 nhóm nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái và hình thức truyền thống đều đạt tỷ suất doanh thu/chi phí lớn hơn 1, tức là có hiệu quả. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái có tỷ số này cao hơn, nghĩa là đạt hiệu quả tốt hơn.
Về lợi nhuận/chi phí: thực tế nghiên cứu cho thấy, tỷ số lợi nhuận/ chi phí của nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái cao hơn nhóm nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống.
Với một đồng chi phí đầu tư như nhau, nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Lợi ích này đạt được là nhờ sự khác biệt về chất lượng sản phẩm chăn nuôi và việc tận dụng các phế phẩm trong các hình thức chăn nuôi kết hợp.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Hội thi ‘Lúa sạch, gạo thơm, cơm ngon’

Ngày 19/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An phối hợp cùng Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thi "Lúa sạch, gạo thơm, cơm ngon" với mong muốn tìm ra và nhân rộng những mô hình sản xuất lúa, gạo đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu gạo Việt Nam.
Ban giám khảo dùng thử các sản phẩm tại Hội thi. Ảnh: VGP/Quang Minh
Đây là chương trình trong khuôn khổ Lễ hội lúa gạo và triển lãm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại tỉnh Long An năm 2018.
Đối tượng tham gia dự thi gồm các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam đáp ứng một trong các tiêu chí như: Có vùng nguyên liệu, cơ sở sản xuất đóng gói được cấp phép; có sản phẩm gạo an toàn đang lưu thông trên thị trường; được cấp chứng nhận sản phẩm gạo an toàn VietGAP, Global GAP, Organic; có quy trình sản xuất lúa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ban tổ chức sẽ chọn lựa tối đa 20 đơn vị thoả mãn các tiêu chí vào vòng chung kết và trình bày sản phẩm dự thi trước Hội đồng Ban giám khảo là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài việc chấm điểm cách trình bày về thông tin sản phẩm, hướng dẫn sử dụng cũng như sự khác biệt của sản phẩm, Ban giám khảo sẽ đánh giá cảm quan qua việc dùng thử sản phẩm để chọn ra những sản phẩm, những giải pháp ưu việt nhất.
Ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết: "Việc tham gia tài trợ cho Lễ hội lúa gạo và triển lãm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng ĐBSCL năm 2018 với mong muốn góp phần cùng các cơ quan hữu quan và bà con nông dân ĐBSCL xây dựng và chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững, đồng thời tạo cầu nối để người nông dân được tiếp cận những phương thức canh tác tiên tiến, những quy trình sản xuất sạch, an toàn để qua đó nâng cao giá trị gạo cũng như thu nhập cho người trồng lúa".
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản với sản lượng lúa chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa cả nước và hằng năm đóng góp trên 80% sản lượng gạo xuất khẩu.
Tuy nhiên, sản phẩm gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo nguyên liệu, giá trị thấp. Năng suất, hiệu quả không cao do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất hạn chế; sử dụng thừa giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến giá thành sản xuất cao, lợi nhuận thấp.
Mặt khác, đời sống của người dân ngày càng nâng lên, nhu cầu về gạo chất lượng và nhất là sản phẩm nông sản sạch cũng ngày một tăng cao. Vì vậy, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL phải cải tiến quy trình theo hướng an toàn, chú trọng vào chất lượng sản phẩm, xây dựng các thương hiệu gạo đủ mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng.
Lễ Hội lúa gạo và triển lãm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng ĐBSCL tại tỉnh Long An năm 2018 mở ra một cơ hội tiếp cận các phương thức, quy trình canh tác thông minh nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn. Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu lúa, gạo và các sản phẩm ngành nông nghiệp công nghệ cao vùng ĐBSCL.
Đồng thời kích cầu các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh Long An; thúc đẩy tăng tiêu dùng lúa, gạo và các nông sản chất lượng cao có thương hiệu như: Gạo nàng thơm chợ Đào, thơm Bến Lức, thanh long, chanh không hạt… đối với thị trường trong nước; là cơ hội để các nhà lãnh đạo, quản lý vùng ĐBSCL cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp thảo luận, thống nhất biện pháp gia tăng giá trị xuất khẩu và từng bước xây dựng sản phẩm quốc gia, thương hiệu quốc gia của ngành lúa gạo, nông sản và thủy hải sản.
Lễ trao giải cho các đội thắng cuộc sẽ diễn ra vào tối 20/6 tại Lễ bế mạc Lễ hội lúa gạo và triển lãm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng ĐBSCL năm 2018.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Mỗi tháng lãi 200 triệu đồng từ nuôi lợn

Hệ thống chuồng trại được đầu tư hiện đại, nguồn gốc thức ăn, nước uống, thuốc thú y được quản lý chặt chẽ… nên đàn lợn của gia đình anh Nguyễn Ngọc Sáng, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở thôn Đông Thịnh, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) luôn phát triển khỏe mạnh, chất lượng thịt tốt, dễ tiêu thụ...
Đây cũng là một trong hai trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được cấp chứng nhận VietGAP.
Anh Nguyễn Ngọc Sáng đang chăm sóc đàn lợn.

Kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, hệ thống camera theo dõi từng chuồng lợn 24/24giờ… là những ấn tượng đầu tiên tại trang trại của gia đình anh Sáng. Chia sẻ về lý do chọn chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP để phát triển kinh tế gia đình, anh Sáng cho biết là do xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm sạch của người dân ngày càng nâng cao.

Vì vậy, muốn phát triển chăn nuôi bền vững thì phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ thực tế này, cộng thêm có lợi thế có mặt bằng rộng nên gia đình anh quyết định chọn chăn nuôi lợn.

Tháng 4/2016, gia đình anh Sáng bắt đầu xây dựng chuồng trại. Đến tháng 11/2016, anh mua 100 con lợn giống về nuôi. Lúc mua, giá lợn vẫn rất cao nhưng khi được xuất chuồng thì lợn lại rớt giá khiến anh bị lỗ 170 triệu đồng. Tuy nhiên, kiên trì với hướng đi của mình, anh Sáng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại và nuôi đàn lợn mới.

Trong khi nhiều hộ gia đình ở Đông Thọ lúc đó đã bỏ nuôi lợn vì càng nuôi càng lỗ. Để duy trì đàn lợn và kiểm soát nguồn thức ăn chăn nuôi, anh Sáng đã tìm tòi, học hỏi công thức pha trộn thức ăn. Sau đó, anh mua nguyên liệu và máy trộn thức ăn về tự chế biến thức ăn cho lợn, không cho ăn cám ăn thẳng như trước. Cách làm này đã giúp anh giảm chi phí chăn nuôi.

Anh Sáng chia sẻ, thức ăn chăn nuôi trong trang trại của gia đình đảm bảo an toàn với 8 thành phần: ngô, khô đậu tương, cám gạo, cám mì, gạo bóc tách, bột cá cao cấp, dầu ăn và vitamin tổng hợp. Từ khi chăn nuôi bằng thức ăn này, lợn nhanh lớn, chất lượng thịt cũng ngon hơn. Tháng 10/2017, gia đình anh xuất đàn lợn đầu tiên được chăn nuôi bằng thức ăn pha trộn riêng và không còn tình trạng bị lỗ vốn nữa.

Nguồn https://vietnambiz.vn/tags/chan-nuoi-lon-91106.tag
Chia sẻ về điểm khác biệt giữa chăn nuôi lợn thông thường và chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Sáng cho biết, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP khó khăn hơn nhưng hiệu quả cao hơn. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP phải có mặt bằng, chăn nuôi tập trung; phải quản lý được nguồn thức ăn, nước uống, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; phòng, chữa dịch bệnh; quản lý được lượng thuốc thú y trong chăn nuôi.

Toàn cảnh trang trại chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Ngọc Sáng.

Bên cạnh đó, phải ghi chép, lưu trữ thông tin theo dõi vật nuôi; xử lý chất thải và đảm bảo vệ sinh môi trường… Nhìn chung, ngoài cách xây dựng chuồng trại, chăm sóc đàn lợn thì việc xử lý các vấn đề về chất thải là yếu tố rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của vật nuôi. Nếu chất thải không được xử lý tốt sẽ là môi trường để dịch bệnh có cơ hội phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn.

Mặc dù, có nhiều tiêu chuẩn khắt khe nhưng nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn này thì đàn lợn sẽ phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi…

Nhờ đáp ứng được những tiêu chuẩn chăn nuôi lợn an toàn, tháng 12/2017, trang trại chăn nuôi của gia đình anh Sáng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp chứng nhận VietGAP. Đây là một trong hai trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được chứng nhận VietGAP.

Hiện trang trại của gia đình anh Sáng đang có 2.000 con lợn, mỗi tháng bán ra thị trường 400 con với tổng trọng lượng trên 40 tấn, với giá trung bình 40.000 đồng/kg. Mỗi tháng, gia đình anh thu về khoảng 1,6 tỷ đồng sau khi trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng. Trang trại của gia đình anh cũng đang tạo việc làm cho 8 lao động với mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian tới, anh dự định xin phép xây dựng lò mổ, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, làm tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc, cung cấp ra thị trường thịt lợn an toàn…

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang, trên địa bàn tỉnh hiện có 240 trang trại chăn nuôi nhưng mới có 2 trang trại chăn nuôi lợn được cấp chứng nhận VietGAP. Để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích. Với những "trợ lực" này, Tuyên Quang hy vọng sẽ có thêm nhiều trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAP trong thời gian tới.

Giá xuất khẩu gạo cao nhất trong 4 năm

Giá xuất khẩu gạo cao nhất trong 4 năm
Giá gạo tấm 5% xuất khẩu của Việt Nam đạt 458-462 USD/tấn vào thời điểm trung tuần tháng 5, cao nhất trong vòng 4 năm qua, cao hơn gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ và giá gạo 5% tấm của Thái Lan.
Theo Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm xuất khẩu gạo ước đạt 2,66 triệu tấn và 1,45 tỷ USD, tăng 13,9% về khối lượng và tăng 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh tăng trưởng về lượng, điểm đáng chú ý nhất là giá gạo xuất khẩu trong 5 tháng tiếp tục tăng, đạt trên 502 USD/tấn. Giá gạo tấm 5% xuất khẩu của Việt Nam đạt 458-462 USD/tấn vào thời điểm trung tuần tháng 5. Đây là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua và cao hơn gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ là 404-408 USD/tấn, giá gạo 5% tấm của Thái Lan là 435 - 440 USD/tấn.
Bộ NN&PTNT nêu rõ: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện nhờ tỷ lệ gạo cao cấp và gạo thơm xuất khẩu ngày càng tăng, chiếm trên 80%. Dự báo đến hết tháng 6, giá lúa gạo trong nước tiếp tục diễn biến tích cực do triển vọng xuất khẩu gạo trở lại sang Philippine
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, cả năm nay, mục tiêu hướng tới là xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,5 triệu tấn với cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là gạo chất lượng tốt. Loại gạo thường IR50404 vẫn giữ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu hàng xuất khẩu, song không quá 20%.
Về lâu dài, xuất khẩu gạo cần tiếp tục kiên trì theo con đường nâng cao chất lượng. Để duy trì giá cao, sau khi đảm bảo chất lượng, phải làm tốt hơn vấn đề thương hiệu cho hạt gạo.

Nội bộ OPEC mâu thuẫn trước thềm cuộc họp quan trọng

Cuộc họp sắp tới được dự báo sẽ là một trong những cuộc họp căng thẳng nhất của OPEC trong những năm gần đây...

Nội bộ OPEC mâu thuẫn trước thềm cuộc họp quan trọng

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh trong ngày đầu tuần, trong bối cảnh Saudi Arabia và Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đấu với các nước sản xuất dầu lửa đồng minh về vấn đề nâng hay không nâng sản lượng khai thác. Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng gây sức ép giảm giá lên dầu.
Theo hãng tin Bloomberg, Iran tuyên bố rằng Venezuela và Iraq sẽ cùng với nước này ngăn chặn đề xuất nâng sản lượng khai thác dầu mà Saudi Arabia và Nga khởi xướng khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) nhóm họp tại Vienna, Áo, trong tuần này.
Trước đó, vào hôm thứ Sáu, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đánh thuế hàng trăm mặt hàng của Mỹ để trả đũa việc chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh nói rằng trong số những mặt hàng Mỹ sắp bị áp thuế có dầu thô và xăng.
Giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York ngày 18/6 có lúc giảm 2,3%, sau khi giảm 2,7% vào hôm thứ Sáu tuần trước, xuống dưới 63,5 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London có lúc giảm 1,4%, còn dưới 72,5 USD/thùng.
Đây là vùng giá thấp nhất của dầu thô trong vòng 6 tuần trở lại đây. Tuần trước, giá dầu WTI giảm 2,7%.
So với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 5, giá dầu thô hiện đã giảm hơn 10%, chủ yếu do Saudi Arabia và Nga tính nâng sản lượng dầu. Gần đây, nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang khiến giá dầu giảm sâu hơn.
Nội bộ OPEC mâu thuẫn trước thềm cuộc họp quan trọng - Ảnh 1.
Diễn biến giá dầu thô Brent từ tháng 12/2017 - Nguồn: FT.
"Giá dầu giảm như một phản ứng tức thời trước khả năng chiến tranh thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như khả năng OPEC nâng sản lượng", chuyên gia kinh tế trưởng Takayuki Nogami thuộc Japan Oil, Gas and Metals National Corp. Của Nhật Bản nhận xét. "Nếu và Trung Quốc tiếp tục trả đũa lẫn nhau, và Saudi Arabia và Nga tiếp tục giữ tín hiệu tăng khai thác dầu, thì giá dầu sẽ còn giảm thêm".
Cuộc họp sắp tới được dự báo sẽ là một trong những cuộc họp căng thẳng nhất của OPEC trong những năm gần đây. OPEC giờ đây đang chia làm hai phe: một bên là Saudi Arabia và Nga với ý định tăng sản lượng khai thác dầu ngay từ tháng tới; một bên là Iran, Iraq và Venezuela, ba nước dọa sẽ phủ quyết đề xuất nâng sản lượng.
"Nếu Saudi Arabia và Nga muốn nâng sản lượng, thì họ cần phải có sự nhất trí của tất cả các thành viên OPEC. Nếu hai nước hành động riêng, thì điều đó sẽ vi phạm thỏa thuận hợp tác giữa OPEC với Nga", ông Hossein Kazempour Ardebili, một đại diện của Bộ Dầu lửa Iran, phát biểu.
Hôm thứ Năm tuần trước, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng OPEC và đồng minh, trong đó co Nga, có thể bàn nâng sản lượng tới 1,5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, nguồn thạo tin nói rằng Saudi Arabia đang tính đến một số kịch bản khác nhau về tăng sản lượng từ 500.000 thùng/ngày đến nửa triệu thùng/ngày.
Cuộc họp của OPEC sẽ bắt đầu vào ngày thứ Sáu, và cho dù Saudi Arabia đã nói rằng việc khối nâng sản lượng sau cuộc họp này là tất yếu, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu OPEC có đạt được một thỏa thuận chính thức về nâng sản lượng hay không.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

TT lúa gạo châu Á: Giá tăng tại Ấn Độ, giảm ở Việt Nam

TT lúa gạo châu Á: Giá tăng tại Ấn Độ, giảm ở Việt Nam
Vinanet - Giá gạo xuất khẩu trên thị trường Ấn Độ tuần này tăng bởi hy vọng Trung Quốc sẽ mua nhiều hơn, trong khi giá tại Việt Nam giảm từ mức cao nhất nhiều năm bởi triển vọng nguồn cung trong nước tăng lên.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 5 USD lên 398-402 USD/tấn, từ mức thấp nhất một năm hồi tuần trước - nhu cầu yếu từ nước láng giềng Bangladesh.
Năm 2017, Ấn Độ là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo vào Bangladesh chắc chắn sẽ chậm lại bởi chính phủ nước này đã áp thuế nhập khẩu 28% đối với mặt hàng gạo để hỗ trợ người trồng lúa trong bối cảnh sản lượng trong nước hồi phục.
Tuy nhiên, Ấn Độ đang kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng lên. Tuần vừa qua, Trung Quốc đã đồng ý sửa đổi một số điều trong biên bản ghi nhớ liên quan đến kiểm dịch thực vật, cho phép các nhà xuất khẩu Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo non-basmati sang Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã vào mùa mưa nhưng lượng mưa chưa nhiều, việc gieo xạ vụ Hè có thể bị chậm lại.
Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, giá loại 5% tấm giảm xuống 450-455 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 1/2012 vào tuần trước (465-475 USD/tấn).
"Dự báo giá sẽ còn tăng thêm nữa trong những tuần tới do nguồn cung tăng lên, bởi vụ Hè Thu sẽ thu hoạch cao điểm vào cuối tháng này", Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 5 đạt 763.707 tấn, tăng 5,9% so với tháng 4, theo số liệu chính thức.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan vững ở mức 430 USD/tấn 435 USD/tấn, FOB Bangkok (tuần trước giá khoảng 430-432 USD/tấn).
Các thương gia ở Bangkok cho hay, sau khi bán được cho Philippines hồi đầu tháng này, nhu cầu từ khách hàng quốc tế nhìn chung vẫn yếu.
Việc vận chuyển gạo chậm lại do mưa cũng ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Mùa mưa ở Thái Lan bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài tới giữa tháng 10.
Một số thông tin liên quan
Thái Lan có thể xuất khẩu 10,5 triệu tấn gạo trong năm 2018
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo Thái Lan trong niên vụ 2018-19 sẽ tăng 4% lên 21,2 triệu tấn, nhờ thời tiết thuận lợi và giá gạo thế giới tăng. Dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2018 của USDA được điều chỉnh tăng lên 10,5 triệu tấn nhờ nhu cầu từ Indonesia, Trung Quốc và Philippines có thể tăng lên.
Dự trữ gạo của Philippines cao nhất 6 tháng
Cục Thống kê Philippines (PSA) thông báo dự trữ gạo của quốc gia này tính đến ngày 1/5 đã lên mức cao nhất trong 6 tháng, đạt 2,909 triệu tấn, nhờ sản lượng lúa tháng 4 tăng. Lượng dự trữ này đủ dùng trong 90 ngày. Đây là tháng thứ hai liên tiếp lượng gạo tồn kho của Philippines tăng, sau 6 tháng giảm mạnh vì kho dự trữ của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cạn kiệt. Tuy nhiên, mức dự trữ đó vẫn thấp hơn 9,48% so với 3,214 triệu tấn cùng kỳ năm trước, mặc dù so với một tháng trước đó, dự trữ gạo đã tăng 33,3%.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm 1 triệu tấn
Nguồn Business-standard nhận định xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm 1 triêu tấn trong tài khóa hiện tại vì khả năng Bangladesh giảm giảm nhập khẩu. Cụ thể, nhập khẩu gạo của Bangladesh có thể giảm trong năm 2018 - 2019 vì sản lượng gạo nội địa tăng nhờ mùa vụ phục hồi và diện tích gieo cấy được mở rộng sau khi giá tăng trong năm 2017. Kết quả là, xuất khẩu của Ấn Độ có thể giảm 0,5 - 1 triệu tấn.
Các nhà xuất khẩu gạo nước này đang rất kỳ vọng vào tuyên bố chung giữa Ấn Độ và Trung Quốc mới ký gần đây, theo đó trong tương lai Ấn Độ có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.
Nông dân Ấn Độ ồ ạt tăng diện tích trồng lúa basmati
Diện tích trồng lúa basmati dự kiến tăng tại Ấn Độ vì thu nhập của người nông dân cao hơn trong mùa trước. Tại những bang trồng basmati chủ chốt, nông dân đang mở rộng diện tích lúa basmati và thu hẹp diện tích trồng bông và lúa thường. Dự báo về mùa mưa bình thường tại Ấn Độ cũng khuyến khích người nông dân tại các vùng trồng lúa Punjab, Haryana, miền Tây Uttar Pradesh và Jammu & Kashmir trồng nhiều gạo basmati hơn. Mùa mưa bình thường thúc đẩy sản lượng của những giống mùa khác gồm cả bông, và người nông dân đã thu về ít hơn dự báo trong mùa vụ sợi năm ngoái.
Bờ Biển Ngà thúc đẩy sản xuất gạo để tự đáp ứng nhu cầu lương thực
Chính phủ Bờ Biển Ngà muốn tăng sản xuất gạo nội địa trong nỗ lực hướng tới mục tiêu có thể tự cung cấp lương thực vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu, quốc gia này mới nhận được 30 triệu USD từ chương trình cho vay ngân hàng Exim của Ấn Độ. Khoản vốn vay này sẽ được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng mới để thúc đẩy sản xuất gạo.
Gạo nhập khẩu phổ biến trên thị trường này, và khối lượng nhập khẩu đã tăng từ 1,25 triệu tấn lên 1,45 triệu tấn trong giai đoạn 2016 – 2017. Năm 2016, Bờ Biển Ngà đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng là có thể tự cung cấp lương thực. Gạo là lương thực cơ bản của người dân, nhất là tại các thành phố lớn của Bờ Biển Ngà với lượng tiêu thụ đạt khoảng 1,5 triệu tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên vì sản xuất lúa trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nên mỗi năm quốc gia này phải nhập khẩu tới 900.000 tấn gạo, chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Iraq cấm trồng lúa vì thiếu nước
Reuters ngày 14/6 đưa tin, Iraq đã cấm nông dân trồng lúa và các loại cây trồng tốn nước khác do tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng bởi khô hạn và mực nước sông sụt giảm. Phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp cho biết, đây là một quyết định khó khăn nhưng không thể làm khác được.
Malaysia đủ cung gạo
Bộ Nông nghiệp Malaysia đưa tin, nước này có đủ cung gạo. Vụ trưởng Vụ Lúa gạo, Shamsuddin Ismail, cho biết Malaysia đã sản xuất được 73% nhu cầu gạo và phần còn lại được đáp ứng bởi gạo nhập khẩu theo các hợp đồng dài hạn.