Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Tại sao Việt Nam ít có công ty gia đình lâu đời?

 

Bài trước tôi có trả lời với mọi người về câu hỏi "GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA MỘT CÔNG TY GIA ĐÌNH LÀ GÌ?". Hôm nay, tôi sẽ trả lời một câu hỏi khác mà tôi hay nhận được trong các buổi trò chuyện là "TẠI SAO VIỆT NAM ÍT CÓ CÔNG TY GIA ĐÌNH LÂU ĐỜI?"

Theo tôi, thứ nhất là văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thường có xu hướng phát triển những công ty vừa và nhỏ của cá nhân. Kiến thức quản trị trong thời gian dài không có. Hầu hết những công ty kinh doanh vừa và nhỏ xuất phát từ dân làm chuyên môn hoặc kỹ thuật. Họ biết nghề, kinh doanh kiếm lời từng ngày rồi lớn dần, lớn dần. Tư duy và kiến thức quản trị của họ rất ít. Một thời gian dài người ta không hiểu hết khái niệm của tính tư hữu. Thậm chí khái niệm về quản trị còn xa lạ nữa. Cho nên những người xuất thân từ kỹ thuật rất xa rời hoặc thậm chí là dị ứng với quản trị. Tại sao tôi dám nói điều đó? Vì tôi là dân đi lên từ kỹ thuật nên tôi rất hiểu điều đó. Các trường học chỉ dạy làm kỹ thuật chứ có dạy làm lãnh đạo đâu?

Thứ hai, là xã hội nhiều rủi ro, đất nước ta phải trải qua chiến tranh, hòa bình lập lại điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người ta không muốn đầu tư lâu dài mà phải ăn xổi ở thì. Hầu hết dân kinh doanh đều nghĩ đầu tư làm sao để chỉ một hai năm là thu hồi được vốn. Chứ ít ai tính tới 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn. Một số người thành công rồi thì bắt đầu lúng túng vì họ quản lý theo kiểu kinh nghiệm. 10, 20 người thì quản lý tốt, 100, 200 người còn gắng được chứ 1000, 2000 người trở lên thì làm sao quản lý bằng kinh nghiệm được? Thế nên dần dần các công ty gia đình thui chột hoặc phát triển đến một mức độ nào đó, không quản trị được thì họ tìm cách bán đi, gom tiền dưỡng già, cho con cháu một ít tài sản hoặc đầu tư làm cái khác. Còn nếu cố gắng duy trì thì sẽ bị kinh nghiệm trói chặt không thích nghi với sự thay đổi của xã hội và thị trường nên dần dần yếu đi rồi đóng cửa.

Để một công ty gia đình tồn tại lâu dài và bền vững, theo tôi phải coi công ty như một quốc gia. Ông CEO phải như ông Tổng thống, ông Thủ tướng; Hội đồng quản trị như Quốc hội. Rồi Bộ này Bộ kia phải có những chức năng, khả năng để quản lý ở các cấp độ khác nhau. Kiến thức quản trị phải luôn chặt chẽ; biết đào tạo con người và yêu thương họ như tài sản của mình. Tập đoàn Tân Hiệp Phát đâu chỉ có gia đình tôi mà còn cả 5000 gia đình đằng sau. Tất cả đều cùng chung một chí hướng, một giá trị cốt lõi thì mới tồn tại đến ngày nay và phát triển cho mai sau.

Cuối cùng, anh phải có khát vọng làm giàu và biết cách để làm giàu. Anh chưa biết làm giàu cho anh thì làm sao biết làm giàu cho xã hội, cho đất nước? Thân anh chưa lo xong thì làm sao anh lo được cho gia đình, cho hàng ngàn nhân viên của mình? Muốn thế thì ngay bản thân anh cũng không bao giờ được ngừng làm việc, ngừng học hỏi. Tôi giờ này ngoài 60 rồi mà không ngày nào tôi không làm việc 12-15 tiếng. Tôi không lấy làm tự hào vì bản thân tôi hay THP là số ít doanh nghiệp gia đình lớn ở Việt Nam, tôi sẽ tự hào vì Việt Nam đang và sẽ có nhiều doanh nghiệp gia đình cập nhật thay đổi theo xu hướng mới để vươn lên lớn mạnh. Suy cho cùng, càng nhiều doanh nghiệp gia đình phát triển mạnh thì bản sắc và khí phách Việt Nam càng vững vàng hơn. Vì thế tôi không bao giờ ngại những buổi đi chia kinh nghiệm khởi nghiệp hay là chuyện kinh doanh với các start up và doanh nghiệp gia đình dù lớn hay nhỏ.

Kết quả Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot 1 trị giá 291 tỷ đồng sẽ thuộc về ai?

Kết quả xổ số Vieltott Power 6/55 hôm nay: Vietlott 'đi tìm' khách hàng may mắn trúng giải Jackpot trị giá hơn 291 tỷ đồng.
Kết quả Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot 1 trị giá 291 tỷ đồng sẽ thuộc về ai? - Ảnh 1

Kết quả xổ số Vietlott Power 6/55 ngày 30/1.

Kết quả xổ số Vietlott Power 6/55

Vào lúc 18h30 ngày 30/1, Vietlott tiến hành quay số mở thường lần thứ 79 loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 với cơ cấu giải thưởng bao gồm: giải Jackpot 1 trị giá hơn 290 tỷ đồng, giải Jackpot 2 trị giá hơn 6,8 tỷ đồng. Ngoài ra, Vietlott cũng sẽ trao các giải nhất, nhì, ba cho khách hàng may mắn trúng thưởng.

Kết quả Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot 1 trị giá 291 tỷ đồng sẽ thuộc về ai? - Ảnh 2

Kết quả xổ số Vielott Power 6/55 ngày 27/1.

Được biết, từ khi ra mắt loại hình xổ số tự chọn Vietlott Power 6/55 tới nay, chưa có khách hàng nào trúng giải Jackpot 1. Nếu trong lần quay số mở thưởng thứ 79 này vẫn không tìm ra khách hàng trúng giải Jackpot 1 thì giá trị giải thưởng đối với giải độc đắc này sẽ tiến gần và vượt ngưỡng 300 tỷ đồng.

Như VietnamFinance đã đề cập, nếu giải độc đắc Vieltott Power 6/55 vượt ngưỡng 300 tỷ, sẽ có 3 trường hợp xảy ra. Thứ nhất, khi giá trị giải Jackpot 1 vượt trên 300 tỷ đồng và có người trúng giải Jackpot 1 thì khách hàng may mắn đó sẽ được nhận toàn bộ số tiền thưởng trị giá hơn 300 tỷ đồng (chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định). Giá trị giải thưởng của kỳ quay số mở thưởng sau đó sẽ trở về giá trị tối thiểu là 30 tỷ đồng với Jackpot 1.
Thứ hai, khi giá trị giải Jackpot 1 vượt trên 300 tỷ đồng nhưng không có người trúng giải Jackpot 1 và có người trúng giải Jackpot 2 thì toàn bộ phần vượt trên 300 tỷ của giải Jackpot 1 (còn gọi là giá trị thặng dư) được chuyển sang cho giải Jackpot 2 trong kỳ quay số mở thưởng. Sau đó, Jackpot 1 sẽ quay trở về con số 300 tỷ đồng ở kỳ quay số mở thưởng tiếp theo.

Kết quả Vietlott 30/1: Jackpot 1 vượt 300 tỷ đồng, đẩy jackpot 2 ‘nổ’ kỷ lục 10,5 tỷ đồng

Trong kết quả Vietlott hôm nay, giá trị giải jackpot 1 của xổ số Power 6/55 vượt mốc 300 tỷ đồng và không có người trúng thưởng, phần dư ra được chuyển cho jackpot 2 khiến giải này "nổ" ở mức thưởng 10,5 tỷ đồng.
Kết quả Vietlott ngày 30/1
Đúng như nhiều người dự đoán, trong kết quả Vietlott hôm nay (ngày 30/1), giá trị giải jackpot 1 của xổ số Power 6/55 vượt mốc 300 tỷ đồng. Hôm nay, jackpot 1 không có người trúng nhưng jackpot 2 đã "nổ giòn" với trị giá giải thưởng lên đến 10,5 tỷ đồng.

Dãy số trong kết quả Vietlott đặc biệt của ngày hôm nay là 15 – 19 – 24 – 51 – 53 – 55, số may mắn là 29.

ket qua vietlott 301 jackpot 1 vuot nguong 300 ty dong day jackpot 2 no o muc ky luc 105 ty dong
Kết quả Vietlott ngày 30/1.
Căn cứ theo kết quả từ kỳ quay số liền kề trước đó của Power 6/55 vào ngày 27/1, giá trị giải jackpot 1 đã tăng thêm đến gần 13 tỷ đồng chỉ trong kỳ quay số mở thưởng hôm nay (tại kỳ quay số ngày 27/1, jackpot 1 đạt gần 291 tỷ đồng). Theo quy định, giá trị vượt mốc 300 tỷ đồng của giải jackpot 1 đã được chuyển sang cho giải jackpot 2, vì vậy giải này đã tăng thêm đến 3,7 tỷ đồng chỉ trong kỳ quay số hôm nay (tại kỳ quay số ngày 27/1, jackpot 2 đạt 6,8 tỷ đồng).

Tăng thêm 13 tỷ đồng chỉ trong một kỳ quay số mở thưởng chính là mức tăng trưởng lớn nhất của giá trị giải jackpot từ trước đến nay. Điều này cho thấy sức nóng hiện tại của giải jackpot 1 trị giá 300 tỷ đồng. Số lượng khách hàng dự thưởng càng đông cũng càng tạo điều kiện cho giải jackpot 2 có thêm những mức thưởng kỷ lục mới. Trước đó, jackpot 2 dành cho một người trúng thưởng cũng chưa bao giờ đạt đến mức thưởng 10,5 tỷ đồng như trong kỳ quay số hôm nay.


Trần Ngọc Bích chia sẻ 2 yếu tố cốt lõi trên con đường thực thi nhiệm vụ “tìm ra chìa khóa”

Bà Trần Ngọc Bích đã mở đầu câu chuyện tại Tân Hiệp Phát như vậy, để nói về thách thức mà công việc bà đảm nhận phải vượt qua.

Xem thêm chủ đề về: Trần Ngọc Bích


Với chất giọng trầm ấm, vững vàng, khác hẳn nét trẻ trung, sôi nổi của một doanh nhân hiện đại tuổi chưa tới 30, Trần Ngọc Bích chia sẻ, bà nhận ra có 2 yếu tố cốt lõi trên con đường thực thi nhiệm vụ “tìm ra chìa khóa” trường tồn.


Thứ nhất, đó là phải lan tỏa khát vọng và tư duy của người sáng lập đến các lãnh đạo Tập đoàn. Thứ hai là làm sao để mỗi người lãnh đạo Tập đoàn sẽ điều hành tổ chức của mình với văn hóa như người sáng lập ứng xử với các lãnh đạo.

Tân Hiệp Phát có gần 10 nghìn người lao động, Tổng giám đốc không biết hết các nhân sự làm việc cho Tập đoàn, nên theo bà Bích, điểm gắn kết và xuyên suốt những nỗ lực cho cả cỗ máy vận hành chính là văn hóa.

Nắm 2 yếu tố cốt lõi là văn hóa và năng lực nhân sự, công tác quản trị con người tại Tân Hiệp Phát “cứ thế bước đi”.
Tại Tân Hiệp Phát, chúng tôi tin rằng mọi cá nhân đều có một giá trị đặc biệt để cống hiến. Vì thế, việc của chúng tôi là mang đến những điều kiện phù hợp cho sự đóng góp, thể hiện của từng cá nhân trong môi trường làm việc gần gũi.


Chúng tôi có ít quy tắc và sẽ ngày càng ít hơn, nhưng lại có nhiều tiêu chuẩn cao. Một trong số những tiêu chuẩn đó là quyết tâm điều chỉnh hành vi để đóng góp cho sự phát triển bền lâu của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Chúng tôi gắn kết bên nhau như một cộng đồng, chịu trách nhiệm cho những điều còn lớn hơn chính bản thân mỗi cá nhân.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp là bởi chỉ có nguồn lực con người mới thẩm thấu được văn hóa và quản trị con người chính là quản trị sự thay đổi, bởi thực tế các nguồn lực khác không có khả năng phản kháng mà chỉ là những nhân tố đầu vào chịu sự quản trị của con người.

Chúng tôi tin rằng, nếu các nhân sự thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp và từng nhân sự phát huy tối đa khả năng quản trị các nguồn lực được giao thì không có lý do gì tổ chức không tiến lên.
Tân Hiệp Phát đốc thúc quyền làm chủ và ngày càng tự chủ của các nhân sự. Bạn có chuyên môn và kỹ năng Tân Hiệp Phát cần phát triển. Tân Hiệp Phát có tiền vốn và môi trường để bạn có thể sử dụng chuyên môn của mình.

Tập đoàn cung cấp cho nhân sự những nguồn lực đắt giá (vốn, hệ thống công nghệ thông tin, khách hàng…), với một kỳ vọng rằng, mỗi nhân sự sẽ là nhà quản lý tốt các tài nguyên, đối xử với những tài nguyên được giao như cách họ chăm sóc tài sản của riêng mình.

Quan niệm này là sự tiếp nối tư duy của cha tôi - Người sáng lập Tập đoàn. Ông muốn xây dựng một Tập đoàn mà ở đó “Bạn đã đồng hành với tôi trong một hành trình lớn”, chứ không phải là “Chúng tôi thuê bạn để làm một công việc cho Tập đoàn”.

Các nhân sự sẽ nhận được mức lương tương ứng và họ có thể dùng khoản lương đó để mua cổ phần, tức là nắm quyền làm chủ thực sự. Lúc ấy, nhân sự là người chủ hợp pháp và có thể nhận lợi nhuận chia về từ hoạt động của Tập đoàn.

Theo thời gian, số lượng nhân sự tại Tân Hiệp Phát tăng mạnh và điều hạnh phúc đối với chúng tôi là sự gắn bó và nỗ lực toàn tâm của nhiều cộng sự. Hàng trăm nhân sự đã đồng hành cùng Tập đoàn từ những năm đầu thành lập, trong đó 50 năm nhân viên đầu tiên vẫn đang đi cùng Tân Hiệp Phát và chúng tôi sắp kỷ niệm 23 năm thành lập Công ty.
Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp tỷ USD">

Đó là năng lực triển khai. Thực tế có nhiều người giỏi nhưng nói người khác không hiểu hoặc không thực thi theo thì cũng vô nghĩa.

Giá trị của mỗi nhân sự nằm ở tài năng và khả năng chuyển hóa tài năng cá nhân thành năng lực tập thể. Trong thế giới ngày càng chuyển động nhanh và sáng tạo không ngừng ngày nay, việc có một ý tưởng là quý, nhưng ý tưởng cũng có thể mua hoặc thuê các nhà tư vấn để có được.

Vì thế, chúng tôi rất coi trọng khả năng hòa hợp với văn hóa của tổ chức và khả năng tổ chức công việc của mỗi nhân sự khi gia nhập hành trình chung cùng chúng tôi.
Chúng tôi đã từng trải qua một bài học thú vị. Đó là hồi xây dựng Nhà máy mới cách đây vài năm, do khoản đầu tư rất lớn và mục tiêu xây dựng Nhà máy có quy mô và chất lượng tiêu chuẩn toàn cầu, Tập đoàn đã mời vị giám đốc từng xây nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới về làm chủ dự án này.
Sau 6 tháng chạy dự án, vị giám đốc không xây được đội ngũ kế tiếp mình và cuối cùng, chúng tôi đã phải chọn một nhân sự khác đảm nhận công việc làm chủ dự án xây dựng Nhà máy.
Thời nay, thời của công nghệ 4.0 với những thay đổi như vũ bão trong cách tương tác giữa con người với con người, giữa con người với công việc.

Vậy đâu là thuận lợi, đâu là thách thức trong công tác quản lý nhân sự của những DN tầm cỡ tỷ USD như Tân Hiệp Phát?

Đúng là cơ hội cho sự thay đổi trong một thế giới đang thay đổi như vũ bão đang ngày càng nhiều và rộng mở. Tuy nhiên, như tôi đã nói, chúng tôi trân trọng văn hóa và năng lực của từng cá nhân.

Nếu bạn làm việc ở Tân Hiệp Phát một thời gian dài và chứng tỏ được tinh thần sẵn sàng cùng khả năng học hỏi, nhận lãnh trách nhiệm cùng quyền làm chủ nhiều hơn, thì chúng tôi sẽ đưa cho bạn nhiều trách nhiệm và quyền làm chủ hơn, cùng những phúc lợi đi kèm với việc nhận lãnh trách nhiệm đó.

Nếu bạn rời Tân Hiệp Phát, chúng tôi chúc bạn những điều tốt lành nhất.

Đừng ngại sự thay đổi. Bạn phải đóng góp mọi tri thức và sự thông thái bạn đã nhận được cho người chủ doanh nghiệp tiếp theo của mình. Và một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ cùng cho nhau quyền lợi từ một sự hợp tác trong tương lai. Chúng tôi vẫn thường đón chào những nhân viên trở lại với mình sau khi họ đã rời đi.
Thế giới mang đến cho các nhà lãnh đạo hai mô hình nhân sinh quan tổng quát. Mô hình lãnh đạo đầu tiên gọi là Chỉ huy-và-Kiểm soát và mô hình này phổ biến đến nỗi mọi người còn không nghĩ nó chỉ là “phong cách;” họ nhìn nhận nó như là “sự quản lý.” Và nó thật sự là quản lý, chứ không phải là lãnh đạo.
Quản lý theo kiểu Chỉ huy-và-Kiểm soát là tuân thủ nội quy, thể hiện quyền lực, chỉ huy dựa trên nhiệm vụ, và có chế tài xử phạt. Những nhân viên dưới quyền quản lý kiểu này sẽ hiểu rằng: họ đang làm việc dưới một loạt điều kiện và tiêu chuẩn chỉ thỉnh thoảng được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, phong cách này làm giới hạn khả năng các doanh nghiệp.
Trong khi đó, trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá này, thành công kinh doanh phải xuất phát trực tiếp từ sự đổi mới, không phải từ việc xuôi theo những nội quy.
Nói cách khác, thành công thu nhận về không phải từ việc hành động một cách hoàn hảo những gì đã được biết trước, mà bởi sự mở rộng, đổi mới những gì chưa biết tới.

Môi trường tốt nhất để phát triển những điều chưa được biết đến là một văn hoá doanh nghiệp, nơi mọi người được khuyến khích đổi mới dựa trên lợi ích của công ty.

Chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một mô hình thay thế cho phong cách quản lý Chỉ huy-và-Kiểm soát, cha tôi tạm gọi là “Thuật lãnh đạo Tham gia”. Đây là cách tôi nhìn ra sự khác biệt chủ chốt giữa 2 mô hình Chỉ huy-và-Kiểm soát và Hợp tác.

Cùng với đó, chúng tôi duy trì phong cách lãnh đạo bằng điển hình và nhận lãnh trách nhiệm. Khi khó khăn nổi lên, các nhà quản lý phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho người khác.

Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề không nằm ở “ngoài kia” mà nằm ở chính nhà quản lý. Khi đó, cần tập trung xử lý vấn đề với tư cách lãnh đạo và giải quyết nó một cách có tâm.

Những giải pháp chỉ phục vụ cho Tân Hiệp Phát - hoặc tệ hơn, chỉ phục vụ cho nhà quản lý - thì không được chấp nhận, bởi lẽ chúng không có giá trị bền vững và vì cộng đồng.
Đầu tư 300 triệu USD xây 3 nhà máy mới vào năm 2013, Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện có năng lực sản xuất khoảng 3 triệu lít nước ngọt/ngày. Ở tầm cỡ doanh nghiệp có giá trị tỉ USD Tân Hiệp Phát đang xây dựng một mô hình quản trị nhân sự mới, tạm gọi là "Thuật lãnh đạo Tham gia" trong khát vọng phát triển và trường tồn.



Bà Bích kể lại, năm 2009, khi đã xác lập vị trí số 1 trên thị trường nước giải khát Việt Nam sau 13 năm hoạt động, người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bỗng “chuyển đầu bài”, đặt ra một câu hỏi lớn.


Theo đó, điều hành cho Tân Hiệp Phát tăng trưởng không khó, nhưng làm thế nào để Tập đoàn phát triển lâu dài, nhất là sau khi người sáng lập rời vị trí này?



Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Kết quả Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot 1 trị giá 291 tỷ đồng sẽ thuộc về ai?

Kết quả xổ số Vietlott hôm nay: Vietlott 'đi tìm' khách hàng may mắn trúng giải Jackpot trị giá hơn 291 tỷ đồng.

Kết quả Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot 1 trị giá 291 tỷ đồng sẽ thuộc về ai? - Ảnh 1

Kết quả xổ số Vietlott Power 6/55 ngày 30/1.

Kết quả xổ số Vietlott Power 6/55

Vào lúc 18h30 ngày 30/1, Vietlott tiến hành quay số mở thường lần thứ 79 loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 với cơ cấu giải thưởng bao gồm: giải Jackpot 1 trị giá hơn 290 tỷ đồng, giải Jackpot 2 trị giá hơn 6,8 tỷ đồng. Ngoài ra, Vietlott cũng sẽ trao các giải nhất, nhì, ba cho khách hàng may mắn trúng thưởng.

Kết quả Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot 1 trị giá 291 tỷ đồng sẽ thuộc về ai? - Ảnh 2

Kết quả xổ số Vielott Power 6/55 ngày 27/1.

Được biết, từ khi ra mắt loại hình xổ số tự chọn Vietlott Power 6/55 tới nay, chưa có khách hàng nào trúng giải Jackpot 1. Nếu trong lần quay số mở thưởng thứ 79 này vẫn không tìm ra khách hàng trúng giải Jackpot 1 thì giá trị giải thưởng đối với giải độc đắc này sẽ tiến gần và vượt ngưỡng 300 tỷ đồng.

Như VietnamFinance đã đề cập, nếu giải độc đắc Vieltott Power 6/55 vượt ngưỡng 300 tỷ, sẽ có 3 trường hợp xảy ra. Thứ nhất, khi giá trị giải Jackpot 1 vượt trên 300 tỷ đồng và có người trúng giải Jackpot 1 thì khách hàng may mắn đó sẽ được nhận toàn bộ số tiền thưởng trị giá hơn 300 tỷ đồng (chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định). Giá trị giải thưởng của kỳ quay số mở thưởng sau đó sẽ trở về giá trị tối thiểu là 30 tỷ đồng với Jackpot 1.

Thứ hai, khi giá trị giải Jackpot 1 vượt trên 300 tỷ đồng nhưng không có người trúng giải Jackpot 1 và có người trúng giải Jackpot 2 thì toàn bộ phần vượt trên 300 tỷ của giải Jackpot 1 (còn gọi là giá trị thặng dư) được chuyển sang cho giải Jackpot 2 trong kỳ quay số mở thưởng. Sau đó, Jackpot 1 sẽ quay trở về con số 300 tỷ đồng ở kỳ quay số mở thưởng tiếp theo.

Thứ ba, nếu trong kỳ quay thưởng không tìm thấy khách hàng trúng giải Jackpot 1 và Jackpot 2 thì toàn bộ phần giá trị thặng dư được tiếp tục tích lũy cho giải Jackpot 1 cho kỳ quay số mở thưởng tiếp theo.

Ngược với giải Jackpot 1, giải Jackpot 2 trong thời gian gần đây liên tục "nổ" lớn. Ví dụ, tại kỳ quay số mở thưởng thứ 74, 1 khách hàng ở Cần Thơ may mắn đã trúng giải Jackpot 2 trị giá hơn 5,9 tỷ đồng (chưa tính thuế thu nhập cá nhân); tại kỳ quay số mở thưởng thứ 71 (11/1), có 1 khách hàng trúng giải Jackpot 2 trị giá hơn 3,6 tỷ đồng (chưa tính thuế thu nhập cá nhân).

Tiếp theo đó, tại kỳ quay thứ 68 (4/1), có 3 khách hàng may mắn trúng giải Jackpot 2 với tổng trị giá hơn 4 tỷ đồng. Theo đó, mỗi khách hàng trúng giải Jackpot 2 này sẽ nhận được hơn 1,5 tỷ đồng (chưa tính thuế thu nhập cá nhân); tại kỳ quay thứ 66 (30/12/2017), cũng có 3 khách hàng may mắn trúng giải Jackpot 2, mỗi giải trị giá hơn 2,8 tỷ đồng (chưa tính thuế thu nhập cá nhân).

Kết quả xổ số Vieltot Max 4D
Cũng trong ngày 30/1, Vietlott sẽ quay số mở thưởng loại hình xổ số tự chọn Vietlott Max 4D với cơ cấu giải thưởng bao gồm: giải nhất trị giá 15 triệu đồng; giải nhì trị giá 6,5 triệu đồng; giải ba trị giá 3 triệu đồng; giải khuyến kích 1 trị giá 1 triệu đồng và giải khuyến khích 2 trị giá 100 nghìn đồng.


Ái nữ nhà Dr. Thanh viết sách về tuổi thơ của cha

Chủ đề: http://vietnambiz.vn/tags/tran-ngoc-bich-16349.tag


Cậu bé Trần Quí Thanh ra đời ngày 15/10/1953 tại xóm Cầu Bông, mé bên quận Phú Nhuận (TP HCM) trong một gia đình khá giả. Bố là ông Trần Văn Bưởi - chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát. Từ bé, Thanh đã được gửi vào trường Taberd Sài Gòn, một ngôi trường nói tiếng Pháp danh giá bậc nhất lúc bấy, dành cho con cái nhà giàu (hiện dấu vết khuôn viên cũ của trường nằm ở góc đường Nguyễn Du - chỗ Bưu điện thành phố nhìn sang).

Với việc ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh”, tác giả Trần Uyên Phương - con gái đầu của ông Trần Quí Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát và Giám đốc Công ty Number 1 Chu Lai - chia sẻ:

“Tôi muốn ấn bản cuốn sách này, vượt qua những thảo luận “nóng bỏng” với Ba tôi rằng, có cần thiết phải xuất bản hay không? Có sợ người đời nghĩ mình tự đánh bóng tên tuổi và gia tộc không? Tôi nghĩ, niềm tin vào những điều tốt đẹp bao giờ cũng lớn hơn tất cả. Có thể bạn đọc sẽ có cảm nhận khác nhau khi tiếp xúc với những câu chuyện lần đầu tiên được viết lại về cuộc sống của gia đình Dr. Thanh... Nhưng từ tận đáy lòng, cuốn sách này là món quà tôi thực sự muốn dành tặng Ba Má, như những đứa con đều muốn dành sự kính trọng và yêu thương nhất cho cha mẹ của mình".

"Mấy con heo to hung dữ thấy người lạ là xông ngay đến. Sợ quá, cậu bé Trần Quí Thanh không dám ngủ, cứ nằm đu tòng teng trên mấy tấm xà trong chuồng heo. Con nào nghếch mõm khịt khịt dưới chân thì đạp cho mấy phát vô đầu...

... Có đêm, vừa làm dớt chiếc dép, liền bị chúng bu quanh nhai khèn khẹt. Bị bỏ đói trong cái lạnh thấu xương, trên người Thanh chỉ độc chiếc áo sát nách, chiếc quần tà lỏn được trại phát và nỗi sợ luôn lởn vởn trong đầu, nếu không may rớt xuống sẽ bị đàn heo ăn thịt" - là trần tình cảm động của con gái đầu Trần Uyên Phương về bố mình - ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh trong cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh".
Ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh có một tuổi thơ dữ dội ở Cô nhi viện.

Xuất thân trong gia đình khá giả nhưng lại ở cô nhi viện


Những tưởng cuộc sống êm đẹp gắn liền với cậu bé Thanh, thì đột ngột xảy ra biến cố khi mẹ đẻ - bà Nguyễn Thị Thâu qua đời và lúc này hai người con riêng của bà đã bày mưu tính kế chiếm hết gia sản, thậm chí còn có ý định thủ tiêu Thanh, khiến ông Trần Văn Bưởi buộc phải gửi con trai mình vào cô nhi viện - cách khá xa Đà Lạt, do một bà soeur người Pháp cai quản.

Cô nhi viện khắc nghiệt và tàn bạo như các trại tập trung

Từ thời điểm ấy, cuộc sống của cậu bé Thanh mới chín, mười tuổi đã chuyển sang một trang khác – trại trẻ mồ côi hết sức khắc nghiệt và tàn bạo như trong các trại tập trung. Đám trẻ mồ côi được thu gom quy tụ về nhiều thành phần bất hảo, gồm cả người Việt lẫn con lai Mỹ đen Mỹ trắng, quen sống lang thang đầu đường xó chợ, đầu gấu bất trị nên kỷ luật áp dụng trong trại là kỷ luật thép. Giám thị trại không khác cai tù, sẵn sàng lạnh lùng ra tay bất cứ lúc nào, với những hình phạt nhẫn tâm nhất ngoài sức tưởng tượng.

Cậu bé Trần Quí Thanh là “ma mới”, không giấu nổi vẻ nghênh ngang của con nhà giàu, nên trong 6 năm sống tại đây, nhiều lần bị đánh hội đồng đến tơi tả. Có lần vì bênh đứa cháu bị ăn hiếp, Thanh đã lãnh nguyên bản án của trại, được “thưởng thức” những trận mưa roi, xát muối đến khi mông đít đỏ lựng. Mỗi sáng bị phạt không được đi học, bắt phong phanh quỳ gối trước sân, còn tối đến thì bị nắm đầu quang vô chuồng heo.
Ông Trần Quí Thanh và con gái đầu Trần Uyên Phương - tác giả cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh" vừa phát hành vào Ngày của Cha (18/6/2017)
Cũng theo “Chuyện nhà Dr. Thanh”, bữa cơm ngày ấy tại cô nhi viện, Thanh và đa số bọn trẻ nuốt không trôi được cục mỡ, ói lên ói xuống nhưng vẫn phải nghiến răng nuốt, nếu không muốn bị đánh đòn... Và thế là với khát vọng tự giải thoát bản thân khỏi địa ngục trần gian này, Trần Quí Thanh từng thực hiện cuộc đào thoát, nhưng rút cục bị bắt lôi về trại và phải chịu đựng những trận đòn trừng phạt thê thảm.

Giám thị biết cậu là đầu trò bỏ trốn nên luôn gầm ghè chăm sóc kỹ, nhiều đêm bị bắt nhịn đói, cùm chân bên cạnh chuồn heo âm u giá lạnh. Nhưng sau vài lần bị đánh tàn bạo quá, Thanh đã vùng dậy và giám thị không còn dám giở trò trừng phạt nữa...

“Có lẽ chính hoàn cảnh đẩy đưa trong trại trẻ mồ côi đã hình thành cái “máu” du côn anh chị không hay. Cả đời Ba chưa bao giờ ăn hiếp ai, nhưng không chấp nhận cúi đầu bị người ta ăn hiếp, nhất là khi đụng đến gia đình và đám đàn em của Ba sau này”, ái nữ Trần Uyên Phương chia sẻ về người ba đáng kính của mình.


Kết quả xổ số Vietlott ngày 28/1: Hơn 14 tỷ không có chủ

Kết quả xổ số Vietlott hôm nay 28/1: Giải Jackpot trị giá hơn 14 tỷ đồng của xổ số Vietlott loại hình Mega 6/45 đã không tìm thấy chủ nhân may mắn trúng thưởng.
Theo thông tin mới nhất từ Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), kỳ quay thưởng thứ 239 của xổ số Mega 6/45 mở thưởng ngày 28/1 đã không thể tìm ra chủ nhân của giải Jackpot trị giá 14.144.899.000 đồng.

Dãy số may mắn trong kỳ quay thưởng thứ 239 của xổ số Mega 6/45 là 12 - 26 - 27 - 33 - 36 - 37. Cũng trong kỳ quay số mở thưởng thứ 239, xổ số Vietlott đã tìm ra 32 người trúng giải nhất mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng, 1.165 người trúng giải nhì mỗi giải trị giá 300.000 đồng, 21.686 người trúng giải ba mỗi giải trị giá 30.000 đồng.

Kết quả xổ số Vietlott ngày 28/1: Hơn 14 tỷ không có chủ - Ảnh 1

Kết quả xổ số Vietlott loại hình Mega 6/45 mở thưởng ngày 28/1.

Theo quy định, do kỳ quay 239 chưa tìm ra chủ nhân của giải Jackpot, số tiền 14.144.899.000 đồng sẽ được cộng dồn vào giá trị giải Jackpot trong kì quay thưởng thứ 240 của xổ số Mega 6/45 diễn ra vào tối 31/1. Nếu cộng thêm doanh thu bán vé, chủ nhân giải Jackpot có thể nhận được số tiền 16 tỷ đồng.
Theo công bố của Công ty Vietlott, lịch quay số mở thưởng, công bố kết quả xổ số Vietlott Mega 6/45 vào các ngày thứ 4, thứ 6 và chủ nhật hàng tuần.

Hiện tại, xổ số Vietlott đã mở rộng hoạt động tới 34 tỉnh, thành trên cả nước: Nghệ An, Hà Nam, Thừa Thiên-Huế,TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, TP. Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Kết quả xổ số Vietlott 25/1: Jackpot 1 cận kề mốc 300 tỷ đồng

Trong kết quả xổ số Vietlott hôm nay (ngày 25/1), giá trị giải độc đắc của xổ số Power 6/55 (jackpot 1) đạt mức hơn 281 tỷ đồng.
Kết quả xổ số Vietlott ngày 25/1
Trong kết quả xổ số Vietlott hôm nay (ngày 25/1), giá trị giải độc đắc của xổ số Power 6/55 (jackpot 1) đạt mức hơn 281 tỷ đồng, đã đến rất gần mốc 300 tỷ đồng mà Vietlott quy định (chỉ còn cách 19 tỷ đồng – tương đương với hơn 2 kỳ quay số nữa mà thôi).

Dãy số của giải jackpot trong kết quả quay số Power 6/55 hôm nay là 01 – 10 – 30 – 44 – 45 – 50, số may mắn được chọn là 04. Các con số dự thưởng chỉ cần trùng với các cặp số nói trên mà không cần đúng theo thứ tự đã nêu.

ket qua xo so vietlott 251 jackpot 1 can ke moc 300 ty dong
Kết quả xổ số Vietlott ngày 25/1.
Trong khi jackpot 1 đạt mốc kỷ lục mới thì jackpot 2 cũng đồng cảnh vô chủ với giá trị giải hiện đạt 5,8 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những mức thưởng lớn nhất của jackpot 2 tính đến hiện tại (trước đây Vietlott từng tìm thấy hai giải jackpot 2 cùng trị giá khoảng 5,8 tỷ đồng).

Có thể chỉ cần một kỳ quay số là sẽ tìm ra chủ nhân mới bởi thực tế giải này đã liên tiếp tìm được các khách hàng trúng thưởng trong thời gian gần đây với tần số trúng giải khá cao. Riêng năm 2018, Vietlott đã tìm được đến 7 người trúng jackpot 2.

Tại kỳ quay số mở thưởng hôm nay Vietlott tìm thấy 23 giải nhất trị giá 40 triệu đồng/giải, những chiếc vé trúng giải này đều đã trùng đến 5 trên tổng số 6 cặp số của giải jackpot. Ngoài ra, Vietlott cũng xác định có 1.372 người trúng giải nhì trị giá 500 nghìn đồng/giải và 28.003 giải ba trị giá 50.000 đồng/giải.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha

CHỦ ĐỀ: Doanh nhân Trần Ngọc Bích - Giám đốc Tân Hiệp Phát

Cứ mải mê lao đầu theo vòng xoay cơm áo gạo tiền, mải mê để cho cuộc sống cuốn mình đi mà quên rằng chính gia đình, chính bố mẹ mới là những người đầu tiên cần mình chăm sóc, cần mình yêu thương và bảo vệ.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 5.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 6.

Bao lâu rồi bạn không nói xin lỗi và cảm ơn? Sinh nhật bố, mẹ mình bạn có nhớ? Món quà gần đây nhất mà bạn tặng bố? Lần gần nhất bạn ngồi quây quần với bố mẹ ăn bữa cơm nhà? Hay câu "con yêu bố", "con yêu mẹ" đã bao giờ bạn nói? Bạn có biết sắp tới đây sẽ là Ngày của cha? Rồi Ngày gia đình Việt Nam cận kề, bạn cũng có để ý? Bạn sẽ làm gì cho gia đình mình trong những ngày lễ đó?

Vẫn biết cuộc sống, công việc, học hành biết bao bận rộn, lo toan. Nhưng gia đình mãi là cái nôi, là điều tốt đẹp và quý giá nhất chúng ta có trong đời dù sang hay hèn, giàu hay nghèo, dù đang đứng trên đỉnh cao hay trắng tay, thất bại. 

Có rất nhiều cách để bày tỏ, nhưng sao càng sống cuộc sống văn minh và hiện đại, chúng ta lại càng giấu đi tình cảm của mình với những điều ruột thịt và thiêng liêng nhất như tình thân?

Vẫn biết là bố mẹ chẳng màng đến việc nhận lại bất cứ điều gì khi luôn hi sinh. Chỉ cần con hạnh phúc và bình yên, mẹ cha sẵn sàng làm tất cả. Nhưng có hiểu lòng cha mẹ bạn mới biết, ai mà chẳng cảm thấy được yêu thương, an ủi và tự hào khi có con cái sẻ chia, quan tâm.

Có một cô con gái đã chọn cách viết một cuốn sách trong suốt 10 năm để tặng cha. Tình thân mãi là một điều thiêng liêng, không so đo, không đong đếm. 

Và vì là tình thân, nên trên đời này không gì có thể diễn tả xúc động hơn, chân thật hơn tình cảm tuyệt đẹp đó như cách một cô con gái viết về cha, về mẹ, về cả gia tộc mình mà không ngại dèm pha, không hề giấu diếm.

Ghi chép, chắt chiu cả thập kỷ, lựa chọn đúng dịp Ngày của cha và Ngày gia đình Việt Nam để ra mắt, món quà đầy yêu thương và sự trân trọng này lại càng thêm ý nghĩa. Đó chính là cuốn "Chuyện của Dr.Thanh" của Trần Uyên Phương viết cho cha mình là doanh nhân Trần Quí Thanh.

Viết sách vì tình thân, chứ không biện minh cho những ồn ào

Suốt gần 10 năm ròng rã thu thập tư liệu bằng cách trò chuyện với cha, với những người thân thiết xung quanh ông để nghe được những câu chuyện từ thời mình chưa sinh ra hay từ bé chưa biết gì; rồi có những lúc phải lục tung quá khứ để viết lại những biến cố của gia đình từ sóng gió, đổ vỡ, nguy cơ thất bại, những vụ kiện "long trời lở đất" để có được những ngày tạm gọi là "bình an" như ngày hôm nay... Trần Uyên Phương đã viết cuốn sách này bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng, sự nể phục như thế.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 7.

"Trên đời ai cũng có cha mẹ, và tôi muốn viết quyển sách này khi còn có thể làm được điều đó" - lời chia sẻ này từ Trần Uyên Phương thực sự khiến tất cả những người nghe xúc động. Cách đây 3 năm, khi mẹ bị bệnh nan y tưởng không qua được, Phương lại càng tự thôi thúc mình hoàn thành cuốn sách để tặng ba mẹ khi còn có thể.

Câu chuyện đằng sau một trong những doanh nghiệp giữ quyền lực hàng đầu của lĩnh vực kinh doanh nước giải khát trên thị trường Việt Nam và châu Á; rồi chân dung được lột tả chân xác và trần trụi của doanh nhân Trần Quí Thanh từ góc nhìn chính cô con gái ruột... những điều này đã quá đủ để người đọc tò mò và muốn tìm hiểu về "Chuyện nhà Dr.Thanh". 

Sẽ có người cho rằng con gái trưởng của người sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát viết cuốn sách này để biện minh cho những ồn ào, sóng gió một thời khi những từ khoá "Tân Hiệp Phát", "Dr Thanh", kỳ án "con ruồi" tạo nên những "cơn sóng" thông tin bão tố quá nóng bỏng với dư luận. Nhưng không, không một lời biện hộ nào cả. 

Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của Trần Uyên Phương khi viết về gia đình mình.

Doanh nhân Trần Quí Thanh cũng chia sẻ: "Con gái của mình mà, nó viết cái gì làm cái gì mà mình không vui? Dù chỉ 1 lá thư mình còn cảm động huống hồ là 1 cuốn sách. Ngày nhỏ mình nghiêm khắc với nó vậy đâu nghĩ lớn lên nó tình cảm đến vậy? Cũng có nghĩ dư luận có thể sẽ lên tiếng con khen cha giống cả nhà khen nhau, nhưng thôi, tình cảm chân thực sẽ chiến thắng mọi điều tiếng. Bây giờ vợ chồng tôi đang rất hãnh hiện đón nhận tình cảm của con mình, còn hơn lúc mình nằm xuống rồi nó mới viết có đốt xuống chắc gì mình đọc được, chắc gì mình hạnh phúc được như giờ".

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 8.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 9.

Như lời tự sự, trong suốt quãng thời gian nửa đầu tuổi trẻ, Trần Uyên Phương luôn băn khoăn về tình cảm của những người trong gia đình, những giá trị nền tảng của chính ra đình mình. Có những điều hiển hiện trước mặt, nhưng hình như bản chất lại không phải như vậy. 

Ông Trần Quí Thanh, nhân vật nguyên mẫu trung tâm của cuốn tư truyện là một người cha, nghiêm khắc, đôi khi đến mức nghiệt ngã khiến có lúc chính cô con gái của mình cảm thấy bị tổn thương.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 10.

Trong cuốn sách viết tặng cha mình nhân Ngày của cha, Trần Uyên Phương thổ lộ: "Trong quá khứ nhiều lúc tôi sợ ba, nhưng cũng ghét ba vì tôi chỉ quan tâm đến tính huyết thống và đinh ninh thế mới gọi là gia đình. 

Tôi thấy ba dành quá ít thời gian và tình thương cho chính gia đình thân yêu của mình".  Thế nhưng "Sống với ba, điều làm tôi luôn cảm thấy mình nhỏ bé, không phải vì ba là cha nên luôn lớn hơn, cũng không phải vì ba là doanh nhân thành đạt, người thầy tận tâm chỉ dạy cho tôi, mà vì chưa bao giờ tôi nghe ba kể lể hay trách cứ bất cứ ai đã đi qua trong cuộc đời ông. 

Tổ chức, cá nhân hứa thưởng đội U23 Việt Nam không thực hiện bị xử lý thế nào?

U23 Việt Nam hoàn toàn có quyền khởi kiện, đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu cải chính hoặc tính lãi suất cho số tiền hứa thưởng chậm thanh toán”, luật sư Nguyễn Sơn Tùng nói về trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện cam kết kết hứa thưởng cho đội tuyển vừa qua.

Xem thêm U23 Việt Nam: https://goo.gl/3DwzYo

Sau khi U23 Việt Nam vào chơi trận chung kết U23 Châu Á 2018, nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức đã hứa thưởng cho đội tuyển với tổng mức thưởng trên 20 tỷ đồng. Để hiểu rõ hơn về việc hứa thưởng U23 Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Chủ tịch kiêm Luật sư Điều hành của Legal United Law.
U23 Việt Nam làm nức lòng người hâm mộ.

Thưa Luật sư, với việc đội bóng đá U23 Việt Nam đạt thành tích vào chơi chung kết giải U23 Châu Á 2018, đã có rất nhiều các đơn vị, cá nhân thưởng cho thành tích của đội, vậy thưởng trong trường hợp này xét dưới góc độ pháp lý là như thế nào?

Luật sư Nguyễn Sơn Tùng: Theo các thông tin tôi nắm được trên báo chí thì cho tới thời điểm hiện nay đã có hơn 20 tỷ đồng là tiền hứa thưởng đã được công bố công khai dành cho đội tuyển U23 Việt Nam.

Ở đây, dưới góc nhìn pháp lý, cần được hiểu các khoản thưởng này là hứa thưởng theo quy định tại Điều 570 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thay vì là được hiểu là tiền thưởng theo quy định của luật Lao động.

Khi hiểu là hứa thưởng vậy chữ “hứa” nên hiểu như thế nào?


Hứa thưởng, về bản chất là sự tuyên bố mang tính ý chí đơn phương từ một phía. Về hình thức, hứa thưởng có thể được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hay thể hiện trong các phát ngôn, tuyên bố chính.

Tuy nhiên, dù hình thức thể hiện như thế nào thì hứa thưởng phải đáp ứng các yêu cầu như công khai và công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, công việc này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Vậy pháp luật quy định về trả thưởng sẽ như thế nào, nhất là trả thưởng cho toàn bộ các thành viên trong đội U23, và liệu có chia đều phần thưởng hay không thưa ông?

Về trả thưởng, nên phân biệt ra các trường hợp. Ví như người hứa thưởng (nên hiểu người hứa thưởng là tổ chức, cơ quan, pháp nhân hoặc cá nhân) khi thực hiện hứa thưởng cho một cầu thủ cụ thể, ví như hứa thưởng riêng cho thủ môn Bùi Tiến Dũng (hứa thưởng do một người thực hiện) thì khoản hứa thưởng này sẽ thuộc về riêng cá nhân này và thủ môn Bùi Tiến Dũng trong trường hợp này sẽ là người nhận thưởng.

Tuy nhiên, khi có nhiều hơn một người thực hiện, trong trường hợp này là toàn bộ đội U23 Việt Nam và công việc họ thực hiện không mang tính độc lập với nhau mà thực tế là tất cả cùng cộng tác để thực hiện và do công việc hứa thưởng được thực hiện vào cùng thời điểm nên về luật thì phần thưởng sẽ được chia đều cho tất cả các thành viên trong đội U23 Việt Nam.

Ở đây, nên hiểu là nếu hứa thưởng dành cho đội U23 Việt Nam thì phải là toàn đội tham dự kỳ chung kết giải U23 Châu Á 2018, nghĩa là có cả các cầu thủ lẫn thành viên ban huấn luyện và các cá nhân khác nằm trong trong thành phần đội tuyển U23.

Luật sư Nguyễn Sơn Tùng.
Về thời điểm trả thưởng cho đội U23, có khi nào đã hứa thưởng nhưng lại vài năm sau mới bắt đầu trả thưởng hay không thưa luật sư?

Thời điểm trả thưởng thông thường thì phải sau khi công việc hoàn thành, ví như sau khi đội U23 Việt Nam đã thắng trận tứ kết, bán kết hay trận chung kết. Để xác định thời điểm trả thưởng chính xác chúng ta sẽ căn cứ vào nội dung được thể hiện trong văn bản hay trong các phát ngôn, tuyên bố về hứa thưởng.

Ví như với tuyên bố sẽ thưởng ngay, thưởng nóng nếu U 23 Việt Nam được lọt vào chung kết thì sẽ được hiểu là phần thưởng sẽ được thực ngay sau khi công việc đã hoàn thành, nghĩa là đội U23 đã đá thắng trận bán kết).

Với những tuyên bố về hứa thưởng mà không có thời hạn trao thưởng cụ thể, thì có thể có trường hợp vài năm sau người hứa thưởng mới thực hiện nghĩa vụ trao thưởng cũng là chuyện bình thường.

Có trường hợp nào, khi người hứa thưởng đã hứa thưởng rồi lại rút lại tuyên bố hứa thưởng hay không, việc này luật quy định như thế nào thưa luật sư?

Điều 571 của Bộ Luật Dân sự có quy định về quyền của người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng, nhưng quyền này chỉ được thực hiện khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc (nếu không có thỏa thuận khác). Với Đội U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á 2018 lần này, thông thường các lời hứa thưởng liên quan đến thành tích của đội, ví như là được vào chung kết, và phải hiểu là từ khi đội U23 tham gia trận đấu đầu tiên thì coi như đã bắt đầu thực hiện công việc của mình nên người hứa thưởng muốn rút lại lời tuyên bố hứa thưởng sẽ không được phép.

Nếu người hứa thưởng không thực hiện cam kết trả thưởng hay vi phạm cam kết trả thưởng thì sao?


Hứa thưởng và trả thưởng là quan hệ dân sự, và có thể vì nhiều lý do khác nhau mà người hứa thưởng không thực hiện hay vi phạm các trách nhiệm của mình. Với trường hợp vi phạm mà anh đặt ra, theo đó đội U23 Việt Nam hoàn toàn có quyền khởi kiện, đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu cải chính hoặc tính lãi xuất cho số tiền hứa thưởng chậm thanh toán.

Thực tế, trong các vụ việc khác mà tôi đã từng có kinh nghiệm, vì để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu hay hình ảnh mà có nhiều người đã “hứa” rồi sau lại không chịu “thưởng” nên có phát sinh các tranh chấp. Hy vọng, với những tên tuổi lớn đã thực hiện cam kết hứa thưởng cho thành tích của U23 Việt Nam lần này nên họ sẽ giữ và thực hiện đúng lời cam kết hứa thưởng.

Nếu được nhận thưởng các cầu thủ có phải trả thuế cho món tiền này hay không?


Theo quy định của Luật thuế Thu nhập Cá nhân, Nghị định Nghị Định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ hay Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì “các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán” mà không thuộc các khoản loại trừ thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Xem lại giây phút hào hùng của U23 Việt Nam:




Theo đó, nếu như các khoản tiền thưởng nào danh cho U23 “có nguồn gốc” không phải là tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các hội, tổ chức thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với quy định quy định của pháp luật hay khoản tiền thưởng nào mà không kèm theo danh hiệu thi đua, danh hiệu Nhà nước khen tặng kèm theo các hình thức khen thưởng thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.