Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Bà Trần Uyên Phương ra mắt 'Vượt lên người khổng lồ' - cuốn sách của tác giả VN đầu tiên được Forbes xuất bản tại Mỹ

"Vượt lên người khổng lồ" của bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát là cuốn sách đầu tiên của nữ doanh nhân người Việt được nhà xuất bản ForbesBook (Mỹ) xuất bản.

Lễ ra mắt cuốn sách "Competing with Giants" (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ) của nữ doanh nhân châu Á Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng với hai tác giả khác vừa diễn ra vào ngày 30/8 (giờ Mỹ), tức rạng sáng 31/8 giờ Việt Nam.

Đây là cuốn sách đầu tiên của một nữ doanh nhân Việt Nam được ForbesBooks lựa chọn xuất bản và chính thức tổ chức lễ ra mắt tại trụ sở Forbes - tại New York (Mỹ).

Tại buổi lễ, Trần Uyên Phương chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên trong một doanh nghiệp gia đình để trở thành một nữ doanh nhân, chứ không phải là một nghệ sỹ. Tôi trân quý nề nếp kỷ luật khắt khe của bố tôi và cả lòng quyết tâm của ông ấy trong việc nuôi dưỡng một nhà lãnh đạo, chứ không chỉ là một người con gái. Tôi thực sự là một cô gái may mắn” .
Bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Cuốn sách là câu chuyện hấp dẫn về cách "giá trị gia đình" mang đến cho các doanh nhân lợi thế cạnh tranh, về cách gia đình Tân Hiệp Phát tạo ra một đế chế trị giá hàng tỷ USD. Cô con gái của Tập đoàn gia đình tỷ USD tiết lộ: "Và đôi khi, đọc cuốn sách có lẽ như một "bộ phim kinh dị" vậy, nhưng có thể đảm bảo với bạn rằng đó là hoàn toàn... đều là sự thật."

Câu chuyện này sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị, và cô cũng hy vọng, rằng theo một cách nào đó, bạn đọc sẽ được truyền cảm hứng và thêm năng lượng sau khi bạn gấp lại trang sách cuối cùng.

“Phần mà tôi thực sự yêu thích trong cuốn sách là chủ đề chính của nó. Rằng bằng việc kiên quyết giữ vững một tập hợp các giá trị mạnh mẽ và hướng đến một tầm nhìn chúng tôi đã có thể tăng trưởng, cung cấp việc làm cho hơn 5000 gia đình, và xây dựng nên ba thương hiệu mạnh. Bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này động lực phát triển của tự nhiên đó là lòng quyết tâm của cha tôi. Ông ấy luôn dạy tôi rằng: Không gì là không thể", chị Phương nói.
Hình ảnh của "gia đình Tân Hiệp Phát" tại buổi lễ ra mắt sách.

William M. Doheny Nguyên Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, Việt Nam bình luận: “Cuốn sách là một sự chia sẻ rộng rãi những phương thức kinh doanh và kinh nghiệm. Nó có ích cho tất cả mọi người, từ các doanh nhân và những người khởi nghiệp, cho đến các công ty đa quốc gia muốn nâng cao sự thành công tại những thị trường mới nổi và hiểu được sự thay đổi của toàn cầu hóa".

“Một cái nhìn thấu đáo để hiểu lý do và cách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam âm thầm phát triển và trở thành những tay chơi toàn cầu. Đây là một cuốn sách nhất định phải đọc”, ông Hiroshi Otsuka, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Musashi Seimitsu, Nhật Bản, phát biểu.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại sự kiện ra mắt cuốn sách. Ảnh: Hoài Thanh - PV TTXVN tại Mỹ
Nói về cuốn sách đặc biệt này, Nhà xuất bản ForbesBooks đã viết: "Thông điệp của tác giả Trần Uyên Phương là một thông điệp mạnh mẽ. Phương Đông và phương Tây có thể học hỏi lẫn nhau. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình đang phát triển mạnh. Phụ nữ châu Á đang tạo nên dấu ấn. Và khi các công ty nhỏ kết hợp kiến thức bản địa của họ cùng với những ý tưởng kinh doanh quốc tế, họ có thể nắm chắc cơ nghiệp và thậm chí còn vượt trội hơn các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ".

Theo: Vietnambiz

Startup "đóng giày 4.0" gọi đ��ợc 4 tỷ đồng tại Shark Tank Vi��t Nam

Tự tin mang đến Shark Tank Việt Nam ứng dụng đóng giày Scan Fit áp dụng công nghệ 4.0, Lê Thanh gọi vốn thành công với 4 tỷ đồng.
Trong tập 9 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ, nhà sáng lập Lê Thanh đến từ thương hiệu ShoeX mở đầu phần thuyết trình đầy ấn tượng với lời mời các nhà đầu tư "thử giày" và "đo giày".
ShoeX tạo nên các đôi giày cao cấp từ kỹ thuật làm giày truyền thống, có thời gian sử dụng lâu dài. Với ứng dụng 4.0 giúp đóng giày đúng kích cỡ, khách hàng ShoeX không lo đến việc đổi trả khi mua giày online. Tự tin mang đến Shark Tank Việt Nam ứng dụng đóng giày Scan Fit áp dụng công nghệ 4.0, Lê Thanh mong muốn kêu gọi đầu tư 4 tỷ đồng cho 20% cổ phần.
Startup đóng giày 4.0 gọi được 4 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 1.
Ứng dụng giúp đóng giày đúng kích cỡ.
Mở đầu phần trình bày Lê Thanh cho biết, tình hình doanh thu của ShoeX rất khả quan khi kinh doanh bắt đầu từ tháng 2 dòng tiền luôn luôn dương. Startup không giấu tham vọng sẽ đoạt doanh thu gấp đôi nếu như nhận được đầu tư từ các Sharks. Với 4 tỷ đồng đầu tư, nhà sáng lập sẽ dùng 40% vào Sale, Marketing, 30% cho Production, 20% cho R&D và 10% còn lại là tối ưu hệ thống Supplier trends.
Mức giá trung bình cho mỗi đôi giày đóng của ShoeX bán ra dao động khoảng 11,5 triệu đồng với độ bền có tuổi thọ khoảng 10 năm. Tuy nhiên, thị trường mà công ty này hướng đến là những đôi giày có độ bền ngắn hạn, hợp thời trang với mức giá dao động từ 2 - 3 triệu đồng. Số lượng khách hàng online của ShoeX hiện chiếm 20%, còn lại là 80% là mua hàng trực tiếp. Vì chất lượng giày quá bền, nên số lượng khách hàng quay lại để mua mẫu mới chiếm khoảng 30%.
Startup đóng giày 4.0 gọi được 4 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 2.
Tuy nhiên với mức tăng trưởng chỉ khoảng 10% năm, ShoeX thất bại trong việc thuyết phục đầu tư từ Shark Phú.
Thích thú và am hiểu về các sản phẩm công nghệ thời trang, Shark Hưng liền đưa ra đề nghị 4 tỷ đồng cho 36% cổ phần của ShoeX. Chưa dừng tại đó, Shark Thủy lập tức gia nhập cuộc chơi với lời đề nghị 5 tỷ đồng đổi lấy 40% cổ phần. Bày tỏ bản thân không quá am hiểu về thị trường thời trang nam nhưng cảm thấy hứng thú với mô hình của ShoeX, Shark Linh quyết định cùng "bắt tay" với Shark Hưng.
Không mong muốn sẽ bị pha loãng số cổ phần, nhưng trước sự tấn công, thuyết phục dồn dập từ Shark Hưng, Lê Thanh đã gật đầu đồng ý nhận đầu tư. Với sự gia nhập của hai Shark Hưng và Linh, ShoeX được mong đợi sẽ tạo nên sự đột phá cho ngành giày Việt

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Công ty sản xuất giày công nghệ 4.0 nhận 4 tỷ đồng trong Shark Tank Việt Nam

Mặc dù tăng trưởng chậm, thương hiệu giày ShoeX vẫn khiến 3 nhà đầu tư muốn rót vốn trong Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8.
Ứng dụng công nghệ vào thời trang
Tốt nghiệp chuyên ngành hóa học của Đại học Bách Khoa và lấy bằng MBA ở nước ngoài, vì đam mê công nghệ và thời trang, Lê Thanh đã nghiên cứu, ra mắt ứng dụng Scan Fit dành cho người thích mua giày chuẩn kích cỡ, đẹp nhưng không có thời gian tới cửa hàng. Xuất hiện trên chương trình Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8, Thanh muốn huy động 4 tỷ đồng để lấy 20% cổ phần thương hiệu ShoeX do anh sáng lập.
cong ty san xuat giay cong nghe 40 nhan 4 ty dong trong shark tank viet nam
Lê Thanh - người sáng lập thương hiệu giày thủ công ứng dụng công nghệ 4.0 ShoeX - trong chương trình Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8.
Giữa làn sóng trào lưu cá nhân hóa, ShoeX tạo ra điểm khác biệt với ứng dụng Scan Fit. Khách hàng chỉ cần scan (chụp) chân bằng điện thoại, chọn mẫu và nhận đôi giày của riêng họ sau một tuần. Bên cạnh đó, công ty cung cấp mẫu giày đóng sẵn, đặc biệt giao hàng trong một tiếng.
Thanh cho biết, ứng dụng sử dụng 2 thuật toán chủ đạo. Công nghệ chuyển đổi từ 3 ảnh thành một hình 3D do ShoeX hợp tác với trường đại học ở Tây Ban Nha thực hiện. Thuật toán phán đoán kích cỡ giày do công ty tự lập trình.
Giảm tỷ lệ đổi, trả giày mua trực tuyến
Một đôi giày ShoeX theo mẫu thiết kế riêng có giá 11,5 triệu đồng, độ bền dao động 5 - 10 năm. Nhưng nhà sáng lập dự kiến sẽ tập trung phân khúc giày với giá thành 2 – 3 triệu, độ bền tầm 3 năm để khách hàng dễ dàng thay đổi mẫu mã mới.
Năm 2017, ShoeX bán 500 đôi. Thậm chí một khách hàng mua 60 đôi bởi bàn chân của người này đặc biệt nên cần nhờ tới công ty. 20% Số giày tới tay khách hàng qua kênh bán trực tuyến, còn lượng giày khách hàng mua ở cửa hàng chiếm 80%. Do sản phẩm có độ bền cao nên chỉ 30% khách hàng quay lại để mua mẫu hàng mới.
Dòng tiền của ShoeX từ khi thành lập đến nay luôn dương. Doanh thu năm 2016 là 4 tỷ đồng, năm 2017 đạt 4,3 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế khoảng 900 triệu đồng.
"Vua chảo" Nguyễn Xuân Phú lập tức đánh giá mức độ tăng trưởng của ShoeX quá thấp. Thanh nói rằng, công ty mới bắt đầu test (kiểm tra) ứng dụng vào tháng 8 năm ngoái nên doanh thu chưa cao.
"ShoeX là công ty bán giày trong giai đoạn đầu, nhưng sau đó, em muốn dùng chính công nghệ Scan Fit lan tỏa, giúp những người làm giày trong và ngoài nước có thể đóng giày trực tuyến", Thanh chia sẻ.
Hầu hết công ty bán giày trực tuyến lớn trên thế giới có tỷ lệ đổi trả khoảng 30%/năm. Ngược lại, công nghệ Scan Fit khiến khách hàng tự tin mua sản phẩm mà không lo đổi hay trả. Ngoài ra, trong tương lai, công ty sẽ tiêu chuẩn hóa đóng giày, đưa ra nhiều mẫu mã theo nhiều hình dáng bàn chân khác nhau.
cong ty san xuat giay cong nghe 40 nhan 4 ty dong trong shark tank viet nam
Sản phẩm giày thương hiệu ShoeX.
Ba nhà đầu tư đề nghị rót vốn
Nhận định ShoeX tăng trưởng quá chậm, ông Phú nhanh chóng rút lui khỏi thương vụ. Nhà đầu tư Dzung Nguyễn cũng "lắc đầu" vì cho rằng doanh thu 4 tỷ đồng là rất nhỏ với một công ty giày.
Có chung sở thích về giày với nhà sáng lập, ông Phạm Thanh Hưng đề nghị đầu tư 4 tỷ đồng cho 36% cổ phần. Sau khi phân vân do không am hiểu thời trang nam nhưng thích thú mô hình kinh doanh ShoeX, nữ doanh nhân Thái Vân Linh quyết định góp vốn cùng ông Hưng cho 4 tỷ đồng đổi lấy 36% cổ phần.
'Shark' Nguyễn Ngọc Thủy cũng không bỏ qua ShoeX. Ông đưa ra con số 5 tỷ đồng cho 40% cổ phần. "Gói vốn của anh Hưng có vẻ hấp dẫn hơn", Thanh nói. Anh gợi ý hai nhà đầu tư Hưng, Linh giảm tỷ lệ cổ phần xuống còn 25%.
Phó chủ tịch tập đoàn CEN không chấp nhận bởi ông muốn có tỷ lệ cổ phần đủ quyền phủ quyết, tham gia định hướng chiến lược kinh doanh của công ty. CEO ShoeX đề xuất thêm rằng anh sẽ mua lại cổ phần của nhà đầu tư trong ba năm với mức giá gấp đôi.
Ông Hưng khẳng định ông là nhà đầu tư thiên thần, có thể chấp nhận rủi ro nên không muốn nhà sáng lập đưa ra mức giá mua lại. Cuối cùng, Lê Thanh đồng ý gói vốn của hai "cá mập" Hưng và Linh.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Nữ sinh bán chè bưởi tìm 'c�� mập' trong Shark Tank Việt Nam

Đam mê kinh doanh từ nhỏ, cô bé 11 tuổi mang biệt danh "Bống chè bưởi" quyết định gọi vốn trong tập 9 của Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8 tới.
Đoạn trích tập 9 Shark Tank Việt Nam sẽ phát sóng vào tối 29/8 hé lộ thí sinh nhỏ tuổi nhất chương trình. Cô bé tự giới thiệu là người đồng sáng lập của Bống Chè Bưởi và nhấn mạnh nét đặc biệt nằm ở câu chuyện phía sau thương hiệu.
Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc có biệt danh là Bống, sinh năm 2007 tại tỉnh Tuyên Quang. Bé từng tham gia cuộc thi Vua đầu bếp nhí 2016, nhưng bắt đầu nổi tiếng khi xuất hiện trên chương trình Mặt trời bé con (Little Big Shots) vào tối 2/12/2017.
Bống thể hiện niềm đam mê kinh doanh từ khi còn nhỏ. Ngoài giờ học văn hóa, hoạt động đội nhóm, em thường bán một số mặt hàng như chè bưởi, sách, đồ chơi. "Một mình cháu bán, cháu làm chủ luôn", Bống nói.
Bắt đầu bán chè bưởi vào năm 2014, khi mới 7 tuổi, Bống vay gia đình tiền vốn và nhờ mẹ giúp đỡ một số công việc chưa quen làm. Em rao bán, nhận đặt hàng trực tuyến trên Facebook, Youtube, Instagram, rồi tự nấu chè để giao cho khách.
be bong ban che buoi di tim ca map trong shark tank viet nam
Bé Bống trao đổi với nhà báo Lại Văn Sâm trong chương trình Mặt trời bé con vào tối 2/12/2017.
Chè bưởi là mặt hàng thông dụng, xuất hiện ở mọi ngóc ngách, đường phố. Để thu hút người tiêu dùng, Bống thay đổi tên trang bán hàng trực tuyến thành "Chè bưởi Bống nấu". Những ngày "ế ẩm", cô chủ nhỏ bán khoảng 50 cốc chè. Vào dịp lễ đông khách, em bán được 400 cốc chè. Mỗi cốc có giá 8.000 đồng.
Khách hàng là những anh chị, cô chú trong xóm, những người theo dõi Bống trên mạng xã hội. "Có cô mua chè cho cả cơ quan thưởng thức, mang cả ô tô đến nhà em chở hàng chục cốc chè", Bống chia sẻ.
Ngoài bán chè, Bống còn góp nhặt giấy vụn, bán sách. Khi đọc quyển sách hay, em sẽ bình luận, nhận xét và bán cho các bạn có nhu cầu mua. Kiếm tiền từ sớm, cô bé 11 tuổi đã tự sắm nhiều đồ vật đắt tiền như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng để phục vụ công việc kinh doanh.
be bong ban che buoi di tim ca map trong shark tank viet nam
Ngoài chè bưởi, bé Bống còn bán đặc sản như sản phẩm Măng nứa tép sấy khô. Ảnh: Chè bưởi Bống nấu.
"Trong ví của cháu thường có 1 triệu đồng tiền lãi. Cách chi tiêu hợp lý nhất của cháu là chia thành 6 ví tiền. 50% Số đó phục vụ nhu cầu thiết yêu như ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, 10% để trả tiền học thêm, 10% là tự do tài chính, 10% giúp đỡ người nghèo khổ, 10% còn lại là khoản tiết kiệm dài hạn. Cháu tự mua phần lớn quần áo, giày dép", Bống cho biết.
Theo Bống, bài học kinh doanh quan trọng nhất là doanh nhân phải thực sự tâm huyết, bởi phải yêu thích công việc mới có thể thành công. Mặc dù yêu thích nhưng Bống không dành toàn bộ thời gian cho việc kinh doanh. Cô bé năng động cò tổ chức dạy tiếng Anh miễn phí cho các em bé 5 - 6 tuổi thành phố Tuyên Quang.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Ngành mía đường và áp lực từ Thái Lan

Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, toàn ngành mía đường phải có sự chuyển đổi. Tuy nhiên điều này không dễ thực hiện, nhất là trong bối cảnh ngành đường Thái Lan có sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ của họ.
nganh mia duong va ap luc tu thai lan
Ngành mía đường Thái Lan được quản lý bởi Luật Mía đường, được chính phủ hỗ trợ từ kiểm soát thị trường nội địa (hỗ trợ mức giá cố định, phân chia thị phần), kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ tài chính trực tiếp (1,3 tỷ USD/năm), tài trợ nợ vay, trợ cấp vốn đầu vào.
Đặc biệt, Thái Lan còn có chính sách chia tổng lượng đường sản xuất thành 3 hạn ngạch: quota A dành cho tiêu dùng nội địa, quota B là cơ sở để tính toán hỗ trợ cho nông dân trồng mía, quota C là phần thả nổi giá.
Về hỗ trợ nông dân trồng mía, Thái Lan sớm thành lập quỹ mía đường với khoản đóng góp căn cứ trên chính sản lượng bán ra ở doanh nghiệp phân phối lẫn các nhà sản xuất đường. Cùng với đó là hàng loạt chính sách hỗ trợ như giá bán điện sinh khối từ bã mía là 13 cent/kWh (trong khi tại Việt Nam là 5,8 cent/kWh), giá xăng E5 - loại xăng có pha cồn với nguồn gốc từ rỉ mật của nhà máy mía đường ở Thái Lan, thấp hơn xăng A92 1.500 đồng, còn tại Việt Nam chỉ chênh lệch khoảng 800 đồng.
Diện tích mía đường của Thái Lan gấp 5 lần Việt Nam nhưng sản lượng lại gấp 8 lần, theo số liệu công bố từ nghiên cứu của TS. Lê Đăng Doanh. Giá mía nguyên liệu của Thái Lan cũng rẻ hơn 30 - 40% so với giá mía của Việt Nam. Và các doanh nghiệp đường Thái Lan tuy phá giá đường xuất khẩu nhưng vẫn đạt lợi nhuận nhờ kinh doanh đường ở thị trường nội địa.
Song, tin vui cho ngành đường Việt Nam là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được hoãn thêm 2 năm, tức phải đến năm 2020, giao thương giữa Việt Nam với các nước khác trong ASEAN mới chính thức xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế quan. Điều này giúp ngành mía đường trong nước có thêm thời gian chuẩn bị.
Tuy nhiên, theo thừa nhận của chuyên gia trong ngành, ngành mía đường Việt Nam vẫn đang bị những vướng mắc cản trở sự phát triển. Đó là diện tích trồng mía manh mún, năng suất thấp, công nghệ chế biến đường lạc hậu. Vì thế, một trong những nội dung quan trọng của Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là giải thể các nhà máy sản xuất kém hiệu quả.
Theo dự báo của VSSA, đến năm 2025, có thể chỉ còn 15 nhà máy đường, từ 40 nhà máy đang hoạt động. Các công ty sẽ phải thúc đẩy sản xuất những sản phẩm sau đường như cồn ethanol, điện...
Theo GS-TS. Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, để giảm giá thành sản xuất mía, không còn cách nào khác là phải dồn điền đổi thửa, tạo ra những cánh đồng quy mô lớn để cơ giới hóa. Có như vậy mới giảm được chi phí giá thành còn 50% so với cách làm hiện nay.
SBT hiện là đơn vị đạt tới khả năng sản xuất với chi phí 30 USD/tấn mía, ngang bằng với Thái Lan. Nhưng mong muốn của SBT là tiếp tục hạ chi phí sản xuất mía, như ở Brazil chỉ có 16 USD/tấn, ở Úc là 18 - 20 USD/tấn.
Đối với nỗi lo như biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn và bị cạnh tranh bởi cây trồng khác, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của vùng nguyên liệu mía, ông Võ Tòng Xuân cho rằng, các nhà máy đường cần phải chủ động tổ chức vùng nguyên liệu cũng như hỗ trợ nông dân về giống mía, kỹ thuật trồng, chăm sóc và chia
Các nhà máy đường cũng có thể giảm giá thành sản phẩm bằng cách tạo lập kênh phân phối riêng, đồng thời chủ động nhập khẩu giống mía, tăng chất lượng và năng suất mía, giảm giá thành đường.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Kinh doanh thua lỗ, Shark Vương "tháo chạy” khỏi SAM Holdings?

Từng được giới đầu tư biết tới với các thương vụ thâu tóm lớn, song khi các doanh nghiệp trong tay mình như SAM Holdings gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ như trường hợp của Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1), ông Trần Anh Vương (Shark Vương) đã chọn cách bán hết cổ phần hoặc từ bỏ vị trí lãnh đạo.
kinh doanh thua lo, shark vuong "thao chay
Ông Trần Anh Vương (Shark Vương) được biết tới với vai trò lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
Ông Trần Anh Vương (Shark Vương), Tổng Giám đốc của Công ty CP SAM Holdings (SAM) mới đây đã đăng ký bán toàn bộ gần 15,3 triệu cổ phiếu SAM, tương ứng 6,32% vốn điều lệ của công ty.
Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 29.8.2018 tới 27.9.2018. Mục đích thực hiện giao dịch là nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, Shark Vương cũng sẽ không còn là cổ đông của SAM Holdings.
Thông tin này có lẽ khiến không ít nhà đầu bất ngờ bởi ngày 20.8 vừa qua, SAM Holding công bố Nghị quyết của HĐQT về việc trả cổ tức năm 2017. Theo đó, công ty sẽ trả cổ cức 3% bằng cổ phiếu (tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 3 cổ phiếu mới). Thời gian dự kiến vào quý III hoặc IV.2018.
Được biết, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của SAM Holdings từ tháng 5.2016. Ngoài SAM Holdings, ông Trần Anh Vương đang đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của các công ty gồm Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (DVN), Công ty CP Nhựa Đồng Nai (DNP), CTCP SAMETEL (SMT) và Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư BVG (BVG).
Trước đó, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) cũng đã đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) nhiệm kỳ 2016 - 2021 và được HĐQT chấp nhận từ ngày 2.7.2018. Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, ông Nguyễn Vĩnh Huy được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Trần Anh Vương tiếp tục tham gia HĐQT với tư cách thành viên.
Lý do thực sự khiến Shark Vương bán toàn bộ cổ phần tại SAM Holdings vẫn sẽ là bí ẩn, đặc biệt ở thời điểm ông Trần Anh Vương rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) chưa lâu. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý II.2018 của SAM Holdings lại không cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực, còn cổ phiếu SAM của SAM Holdings liên tục dò đáy, giao dịch tại mức 7.160 đồng/cổ phiếu ở thời điểm chốt phiên 24.8.
Lợi nhuận èo uột, cổ phiếu đi xuống
Theo BCTC hợp nhất quý II.2018 của Công ty CP SAM Holdings (SAM), doanh thu tăng trưởng 15%, đạt hơn 609 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng nhẹ so với cùng kỳ, ghi nhận 495 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 114 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu tài chính tăng 75%, thu được gần 22 tỷ đồng. Chi phí tài chính ghi nhận 88 tỷ đồng, trong đó có 35 tỷ đồng là chi phí lãi vay.
Về các hoạt động đầu tư tài chính, trong quý 2, SAM Holdings đã bán hết 11,4 tỷ đồng là giá trị cổ phiếu DXG còn lại và thoái hơn 65% số cổ phiếu TTF của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, tương đương hơn 96,5 tỷ đồng. Ngoài ra, SAM Holdings cũng đã rút hết vốn ở Công ty CP Sam Nông Nghiệp Công nghệ Cao.
kinh doanh thua lo, shark vuong "thao chay
Kết quả kinh doanh của SAM Holdings 6 tháng đầu năm 2018 (Ảnh: I.T)
Về các khoản chi phí, chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp đều tăng cao so với cùng kỳ, lần lượt ghi nhận 13 tỷ đồng và 21 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận thuần giảm 37%, đạt 22 tỷ đồng.
Tính tới thời điểm 30.6.2018, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh của SAM Holdings tăng gấp 3,4 lần đầu kỳ, lên gần 135 tỷ đồng, khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp 1,5 lần, ghi nhận 1,633 tỷ đồng.
Những khoản chi phí và dự phòng kể trên đã kết quả kinh doanh quý II.2018 của SAM Holdings giảm mạnh trên 68% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, lợi nhuận trước thuế đạt 22 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế còn 7,51 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 5,7 tỷ đồng.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của SAM Holdings tăng trưởng 10% với 1,044 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 15% với gần 76 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi ròng giảm 7% về mức 48,7 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch cả năm đã đề ra thì SAM đã thực hiện được hơn 35% kế hoạch doanh thu và 42% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Trên thị trường, cổ phiếu SAM liên tục dò đáy, hiện đang giao dịch tại mức 7.160 đồng/cổ phiếu ở thời điểm chốt phiên 24.8.
Cuộc "tháo chạy" của Shark Vương?
Mục đích thực hiện giao dịch bán 15,3 triệu cổ phiếu SAM được Shark Vương đưa ra là nhu cầu tài chính cá nhân. Trước đó, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) cũng đã đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) nhiệm kỳ 2016 - 2021 và được HĐQT chấp nhận từ ngày 2.7.2018. Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, ông Nguyễn Vĩnh Huy được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Trần Anh Vương tiếp tục tham gia HĐQT với tư cách thành viên.
Ông Trần Anh Vương (Shark Vương) đã đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) nhiệm kỳ 2016 - 2021 và được HĐQT chấp nhận từ ngày 2.7.2018
Trước đó, trong thời gian ông Trần Anh Vương (Shark Vương) giữ vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I, cổ phiếu TH1 đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hủy niêm yết trên sàn HNX và bị rơi vào diện hạn chế giao dịch và chỉ được thực hiện vào các phiên thứ Sáu hàng tuần chỉ ít lâu sau khi xuống sản UpCom.
Lý do hạn chế giao dịch do Xuất nhập khẩu Tổng hợp I bị âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính năm 2017 đã được kiểm toán. Cụ thể, tính đến hết ngày 31.12.2017, vốn chủ sở hữu công ty âm gần 93 tỷ đồng trong khi thời điểm đầu năm là hơn 49 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ kết quả kinh doanh của công ty lỗ sau thuế lần lượt 142 tỷ và 138 tỷ đồng vào các năm 2017 và 2016.
Rất nhiều phiên giao dịch, giá trị giao dịch của cổ phiếu TH1 ở mức 5.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 74,5 tỷ đồng. Cổ phiếu này thương xuyên trong tình trạng không có thanh khoản trong thời gian dài trước đó.
kinh doanh thua lo, shark vuong "thao chay
Quý II.2018, Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 ghi nhận con số lỗ hơn 13 tỷ đồng
Còn kết quả kinh doanh quý II.2018, Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 ghi nhận con số lỗ hơn 13 tỷ đồng, kéo theo lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 là âm 15 tỷ đồng.
Với kết quả này, TH1 đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm ghi nhận tổng doanh thu 66,5 tỷ đồng và sẽ có lãi 1,5 tỷ đồng. Trong khi đó, ban đầu TH1 đặt mục tiêu cả năm 2018 có lãi tới 11 tỷ đồng, song có lẽ kế hoạch này khó khả thi trong bối cảnh tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Danh mục đầu tư của Shark Vương giờ ra sao
Là 1 trong 4 "cá mập" của chương trình Shark Tank Việt Nam 2017, Shark Vương được đánh gái có khẩu vị đầu tư tương đối mạo hiểm với phát ngôn: "Cứu sống một doanh nghiệp có khi còn tốt hơn tạo ra một doanh nghiệp mới".
Còn nhớ ở thời điểm 31.12.2017, tổng đầu tư ngắn hạn của SAM Holdings đã đạt hơn 544 tỷ đồng, tăng gấp đôi đầu kỳ và chiếm đến 21% tổng tài sản ngắn hạn. Trong đó, 3 đơn vị có số lượng cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của SAM.
Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN): Giá gốc 283 tỷ, dự phòng gần 35 tỷ đồng; Gỗ Trường Thành (TTF): Tổng giá trị 154 tỷ đồng, tới ngày 5.4.2018, SAM đã bán 13,33 triệu cổ phiếu TTF giảm sở hữu xuống còn gần 7,5 triệu cổ phiếu, thay đổi tỷ lệ sở hữu từ 9,7% xuống còn 3,48%; Đất Xanh Group (DXG): Tổng giá trị đạt 160 tỷ đồng;
Nói về DVN, mức giá mục tiêu Shark Vương dự đoán lên đến 30.000 đồng/cổ phiếu, căn cứ cho con số trên dựa vào tiềm lực DVN đang có đến từ tài sản, kinh nghiệm và hệ thống phân phối, vị cá mập này cho biết.
Tuy nhiên, thực tế hiện ROE năm 2017 của DVN khoảng 4,5-4,6% là khá thấp, kế hoạch 2018 khoảng 180 tỷ, tương ứng ROE cũng chỉ trên 6%. Thị giá thì một lần nữa rơi mạnh sau đợt phục hồi cuối năm 2017, hiện giao dịch tại mức 16.600 đồng/cp. Được biết, SAM Holdings mua DVN vào thời điểm vùng giá 24.000, như vậy khoản đầu tư này Công ty đang lỗ gần 95 tỷ đồng.
Tương tự tại TTF, giá mua bình quân theo SAM Holdings khoảng 7.000 đồng/cổ phiếu. Song chỉ sau vài tháng, SAM Holdings đã thoái và không còn là cổ đông lớn vì đánh giá đây là khoản đầu tư ngắn hạn. Với thị giá cổ phiếu TTF đang loanh quanh vùng đáy 6.000 đồng/cổ phiếu, việc thoái vốn gần đây khiến SAM Holdings lỗ khoảng 4 tỷ đồng.
Ngoài ra, thua lỗ còn ghi nhận tại khoản đầu tư vào PVD (trích lập dự phòng hơn 70 triệu đồng) và Alphanam (ALP) với giá trị dự phòng gần 5,5 tỷ đồng.
Kết quả, trong quý II.2018, SAM Holdings đã bán hết 11,4 tỷ đồng là giá trị cổ phiếu DXG còn lại và thoái hơn 65% số cổ phiếu TTF của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, tương đương hơn 96,5 tỷ đồng.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Vĩnh Hoàn bắt tay với Tập đoàn Pharmaq nhân rộng tiêm vắc-xin cho cá tra

Tập đoàn Pharmaq có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ để thủy sản Việt Nam sớm tiếp cận công nghệ, sớm chủ động việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin.
Chiều ngày 22/8, diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa CTCP Vĩnh Hoàn và Tập đoàn Pharmaq.
vinh hoan bat tay voi tap doan pharmaq nhan rong tiem vac xin cho ca tra
Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa CTCP Vĩnh Hoàn và Tập đoàn Pharmaq (ảnh: Tiến Vũ)
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Morten Nordstad, Chủ tịch Tập đoàn Pharmaq cho biết, nuôi trồng thủy sản là cơ sở để đáp ứng được nhu cầu về các nguồn lợi lành mạnh, dự nhu cầu thủy sản sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Vì không có tăng trưởng trong nhu cầu đánh bắt nên thế giới đang tìm tới nuôi trồng thủy sản để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
Để nuôi trồng thủy sản đạt được sự tăng trưởng mong đợi, người nuôi cá cần chú trọng sản xuất ra đàn cá khỏe mạnh theo một cách thức bền vững. Do đó cần phải chú trọng phương pháp thực hành nuôi tốt và giải pháp quản lý sức khỏe cá hữu hiệu.
Năm 2009, ban lãnh đạo của Tập đoàn Pharmaq đã đến thăm Việt Nam và các khách hàng ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Kể từ đó, Tập đoàn đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp nuôi cá tra để phát triển đúng loại vắc-xin cần thiết.
Năm 2014, Pharmaq ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tiếp tục nỗ lực phát triển vắc- xin cho cá tra và cho các loại thủy sản khác ở Việt Nam. Thỏa thuận này chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động nghiên cứu và đăng ký sản phẩm để ra đời vắc-xin Panga 2, một loại vắc-xin tiêm hai thành phần cho cá tra.
Ông Morten Nordstad cho biết, trong tương lại, Tập đoàn Pharmaq sẽ có nhiều loại vắc-xin hơn cho ngành cá tra. Ông tin chắc rằng những nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đông Nam Á sẽ hướng về Việt Nam trong tương lai không xa để thấy được con đường tiến tới thực hiện các hoạt động nuôi trồng bền vững quy mô lớn.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đánh giá, đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặc quan trọng cho ngành cá tra Việt Nam nói riêng và thủy sản nuôi Việt Nam nói chung, chuyển từ tiếp cận trị bệnh sang phòng bệnh, đạt được mục đích phát triển bền vững và đặc biệt là giảm hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng.
Ông Tám nhận định Tập đoàn Pharmaq đã nhìn thấy tiềm năng thị trường Việt Nam và cá tra cũng như quyết liệt đầu tư, nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
Theo ông Tám, Vĩnh Hoàn phải đảm bảo đi đầu trong ứng dụng vắc-xin trong nuôi trồng thủy sản, giảm sử dụng kháng sinh và thời gian nuôi, tăng hiệu quả và giá thành đối với sản phẩm .
Thứ trưởng Tám hy vọng các doanh nghiệp thủy sản khác sẽ nhìn thấy hiệu quả và áp dụng rộng rãi vắc-xin. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị tiếp tục nghiên cứu vắc-xin cho cá tra và các loại thủy sản khác. Ngoài tiêm có thể đưa vào thông qua thức ăn hoặc biện pháp khác để dễ dùng hơn.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Pharmaq có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ để thủy sản Việt Nam sớm tiếp cận công nghệ, sớm chủ động việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin.
Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn bà Trương Lệ Khanh chia sẻ, Vĩnh Hoàn cùng Pharmaq đạt được bước phát triển mới sau 5 năm cùng nhau ứng dụng vắc-xin ở quy mô thử nghiệm, quy mô thương mại nhỏ trên cá tra. Hướng tới phòng bênh hơn chữa bênh, Công ty mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin cho cá tra ở quy mô rộng trên toàn hệ thống nuôi của Công ty.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Shark Phú muốn "đi suốt đời" với startup nào?

Tập 8 Shark Tank Việt Nam xuất hiện startup khiến Shark Dzung Nguyễn và Nguyễn Xuân Phú tranh nhau kịch liệt và hứa hẹn đồng hành đến suốt đời.
Trích đoạn tập 8 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ trên đây hé lộ những màn thương thuyết đầy kịch tính. Khi startup cho biết anh là người đi mua lại những quán cafe thua lỗ, Shark Dzung ngay lập tức khẳng định đó là sai lầm.
Đặc biệt, tập 8 có thể lại xuất hiện một startup khiến các sharks phải ra sức tranh giành. Shark Dzung cho biết, với những công ty công nghệ dưới 1 triệu USD là anh "quất". Vị "cá mập" này cũng tự tin khẳng định, những dự án mà anh "sờ tay" vào là sẽ ra vàng.
Shark Dzung và Shark Phú dường như đang tranh giành một "miếng mồi" khi một shark khẳng định đi 5-10 năm cùng startup còn một shark lại khẳng định đi suốt đời cũng được.
Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Shark Phú muốn đi suốt đời với startup nào? - Ảnh 1.
Trong một đoạn trailer tập 8 khác dưới đây cho thấy, 3 màn thương thuyết thật sự rất căng thẳng. Khi shark đề nghị 51% cổ phần, startup đã khẳng định chắc nịch: "Tôi đến đây không phải để bán công ty".
Bên cạnh đó, Shark Thủy và một nam sáng lập viên trẻ cũng thương lượng nghẹt thở. Startup muốn vị "cá mập" này nên cân nhắc thì Shark Thủy đã khẳng định: "Hoặc em là người của anh, hoặc anh sẽ là đối thủ của em".

Giấc mơ lớn từ hạt cà phê nhỏ

Tập đoàn Dao-Heuang có kế hoạch xây dựng khách sạn boutique 500 phòng trong vương quốc cà phê của mình tại Lào và nuôi ước mơ một ngày nào đó sẽ trở thành vua cà phê.
Từ du lịch nông nghiệp bên trang trại cà phê…
Sau khi xây dựng thương hiệu cà phê Dao hàng chục năm qua, Tập đoàn Dao-Heuang – nhà sản xuất cà phê lớn nhất tại Lào, đang đẩy mạnh mảng du lịch nông nghiệp như một bước đi chiến lược nhằm tạo nguồn doanh thu mới.
Tập đoàn hiện đang lên kế hoạch xây dựng một khách sạn boutique trên cao nguyên Bolaven ở nam Lào.
Khách sạn mới này nằm cạnh một trang trại cà phê của tập đoàn. Mảng kinh doanh khách sạn là sáng kiến của thế hệ thứ hai của Tập đoàn Dao-Heuang, do hai "ông trùm" công nghiệp Lào Leuang và Hao Litdang thành lập.
giac mo lon tu hat ca phe nho
Quán cà phê của Tập đoàn Dao-Heuang nằm cạnh trang trại cà phê. Nguồn: Bangkok Post.
"Chúng tôi nỗ lực đưa thêm những điều mới mẻ vào danh mục đầu tư, vốn sẽ được thế hệ thứ hai của gia đình quản lý, tránh phụ thuộc chủ yếu vào mảng kinh doanh cà phê", bà Boonheuang Litdang – phó chủ tịch Tập đoàn Dao-Heuang và là con gái cả của hai nhà sáng lập tập đoàn, cho biết.
Khách sạn boutique mới sẽ do ông Howie - người con trai thứ ba của nhà sáng lập tập đoàn và được đào tạo trong ngành thiết kế nội thất, đảm nhiệm.
Bà Boonheuang cho biết tập đoàn sẽ tham gia tích cực hơn vào ngành công nghiệp du lịch, theo chính sách xúc tiến Năm Du lịch Lào 2018 (Visit Laos Year 2018) của chính phủ nước này.
Khoảng 600 nghìn du khách quốc tế thăm Pakse thuộc tỉnh Champasak trong năm ngoái, và con số này dự kiến sẽ chạm ngưỡng 1 triệu trong năm nay khi chính phủ đẩy mạnh xúc tiến du lịch với Năm Du lịch Lào 2018.
"Chỉ có hai danh thắng chính ở Pakse để khách du lịch ghé thăm khi họ đến đây: Thác Khone Pha Pheng và Vat Phou (Đền Phou). Chúng tôi hy vọng hoạt động du lịch nông nghiệp mới của chúng tôi sẽ trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách đến Pakse", bà Boonheuang nói.
Như một phần của kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp, tập đoàn đã mở một quán cà phê Dao. Khách sạn boutique dự kiến, khoản đầu tư trị giá hàng trăm triệu baht, sẽ có 50 phòng, với giá phòng dao động trong khoảng 200 – 300 USD/đêm.
"Chúng tôi muốn biến trang trại cà phê trên cao nguyên Bolaven của mình thành điểm du lịch mới tại Lào. Những người đến đây có thể tìm hiểu mọi thứ về cà phê, từ trồng trọt đến rang cà phê thành sản phẩm hoàn thiện. Đây sẽ là một nơi không thể bỏ qua tại Pakse", bà Ms Boonheuang chia sẻ.
Khách sạn boutique cũng đóng vai trò là một thỏi nam châm thu hút sự chú ý tới cà phê Dao.
…đến mục tiêu trở thành vua cà phê
Ngoài khách sạn mới này, Tập đoàn Dao-Heuang sẽ tăng cường sự hiện diện của thương hiệu cà phê Dao tại Thái Lan trong năm nay sau khi gia nhập thị trường này vào năm 2004 để thăm dò thị trường.
Vào tháng 6, tập đoàn đã chỉ định Pens Marketing & Distribution Co Ltd, công ty con của Tập đoàn Saha, phân phối cà phê hòa tan 3 trong 1 Dao thông qua các kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại.
giac mo lon tu hat ca phe nho
Sản phẩm cà phê hòa tan 3 trong 1 của Tập đoàn Dao-Heuang. Nguồn: Bangkok Post.
"Thái Lan là thị trường ưu tiên của chúng tôi vì dân số đông và thị trường cà phê lớn. Nếu chúng tôi thành công trong việc mở rộng sự hiện diện của cà phê Dao ở đây, chúng tôi tin mình có thể đi bất kỳ đâu trong khu vực một cách dễ dàng", bà Boonheuang cho biết.
Cà phê Dao đang được điều chỉnh công thức và hình thức đóng gói, dự kiến sẽ ra mắt với hình ảnh mới vào tháng 9.
Tập đoàn Dao-Heuang dự kiến doanh thu từ cà phê hòa tan Dao tại Thái Lan sẽ đạt 3 triệu baht (khoảng 2,117 tỷ đồng) vào năm 2020.
Dao-Heuang được thành lập vào năm 1991, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Công ty khi đó chủ yếu nhập khẩu rượu vang và nước hoa từ Pháp, rượu và thuốc lá từ Singapore và đồ gia dụng từ Thái Lan.
Từ đó, Tập đoàn Dao-Heuang bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm, từ trà, cà phê đến các sản phẩm công, nông nghiệp. Khoảng 90% sản lượng cà phê của tập đoàn được xuất khẩu sang hơn 10 quốc gia châu Âu và châu Á.
Cà phê Dao đóng góp khoảng 60% doanh thu của tập đoàn, trị giá hơn 75 triệu USD. Doanh thu còn lại đến từ hoạt động bán lẻ miễn thuế và các dịch vụ khác như logistics.
Công việc điều hành Tập đoàn Dao-Heuang dần được chuyển giao cho thế hệ thứ hai của gia đình trong vòng 12 năm qua và do bà Boonheuang, người con gái cả, đứng đầu.
"Chúng tôi muốn biến cà phê thành mảng kinh doanh bền vững dài hạn bằng cách tập trung hơn vào cà phê chất lượng cao. Chúng tôi chưa bao giờ thay đổi mục tiêu trở thành vua cà phê một ngày nào đó", bà Boonheuang nói.
Bà Boonheuang cho biết sẽ đầu tư khoảng 7 triệu USD xây dựng nhà máy mới nhằm nâng công suất sản xuất và bổ sung các cơ sở đóng gói.
Người dân chăm sóc cà phên trên Cao nguyên Bolaven. Nguồn: Bangkok Post.
"Chúng tôi đầu tư cho tương lai. Ngày nay, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến cà phê châu Á. Nhưng thách thức của chúng tôi là làm sao thuyết phục người trồng cà phê lắng nghe chúng tôi và trồng cà phê theo cách chúng tôi mong muốn, nếu không, chúng tôi không thể sản xuất đủ cà phê chất lượng cao để bán. Cách giải quyết vấn đề này là ký thêm hợp đồng với người trồng trong tương lai, từ mức 2.000 hộ gia đình hiện nay", bà Boonheuang cho biết.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Xuất khẩu gạo trở lại th��i hoàng kim?

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có những gam màu sáng trở lại, gia tăng cả số lượng và giá cả xuất khẩu. Việc tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu gắn với các phân khúc thị trường tiêu thụ được xem là sự sống còn của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.
xuat khau gao tro lai thoi hoang kim
Thu hoạch lúa tại ĐBSCL
Gạo thơm, phẩm cấp cao áp đảo
Đến giữa tháng 8-2018, doanh nghiệp Việt Nam đã tập kết gạo tại cảng để chuẩn bị xuất khẩu lô gạo 60.000 tấn sang thị trường Hàn Quốc. Đây là lô gạo hạt tròn Japonica (lâu nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo hạt dài), giá xuất khẩu dao động từ 638 - 648 USD/tấn - một mức giá mà gạo Việt từng mơ ước.
Đây cũng là dấu mốc cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trở lại thời hoàng kim. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến cuối tháng 7-2018, các doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo, tăng 14,28% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 3,7 triệu tấn gạo, đạt giá trị khoảng 1,8 tỷ USD; số lượng tăng 14,04%, giá trị tăng trên 27%, giá bình quân tăng 50 USD/tấn. Đây được xem là tín hiệu tốt nhất cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong 5 năm qua. Ngoài sự tác động tích cực từ thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc, cần ghi nhận sự nỗ lực của nông dân và doanh nghiệp đã liên kết tạo nên các vùng nguyên liệu đa dạng cung cấp cho nhiều phân khúc xuất khẩu gạo. "Cách đây 10 năm, tôi thấy phân khúc gạo phẩm cấp thấp (giá xuất khẩu rất thấp) chiếm gần 60%, giờ tỷ lệ này đảo chiều ngoạn mục: gạo thơm, gạo phẩm cấp cao chiếm trên 60% (giá trị xuất khẩu rất cao). Đây là một nỗ lực không mệt mỏi của các doanh nghiệp và nông dân. Quan trọng là doanh nghiệp đã ý thức và có trách nhiệm khi đặt hàng và bao tiêu để nông dân trồng các giống lúa phù hợp với thị trường xuất khẩu", ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, nhận định.
Đi đầu trong phong trào liên kết với nông dân là Công ty Gentraco. Hiện doanh nghiệp này duy trì sản lượng gạo khoảng 300.000 tấn/năm. Gentraco trang bị hệ thống chế biến gạo khép kín cho tất cả các công đoạn, từ khâu sấy lúa đến khâu đóng gói, đảm bảo đáp ứng được các đơn hàng khắt khe nhất của các siêu thị châu Âu, châu Mỹ… "Đến năm 2018, tổng diện tích vùng nguyên liệu của Gentraco đã mở rộng khoảng 1.000ha tại Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang… với những nhu cầu riêng biệt của thị trường. Hiện Gentraco đang liên kết với khách hàng ở châu Âu xây dựng khoảng 300ha vùng nguyên liệu có kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nông dân buộc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc an toàn. Quy trình này giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và mang lại lợi ích cho môi trường", bà Lưu Thị Lan, Phó giám đốc Công ty Gentraco, cho biết.
Cởi bỏ "chiếc áo chật hẹp"
Dự báo năm 2018, Thái Lan sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 triệu tấn gạo. Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, nước này đã xuất khẩu 5,32 triệu tấn gạo trong 6 tháng đầu năm, trị giá đạt 85,8 tỷ baht, giảm 2% so với cùng kỳ về số lượng nhưng tăng 7% về trị giá. Hiện giá gạo Thái Lan sau thời gian giảm giá liên tục do tác động của việc mất giá đồng baht cùng với yếu tố thu hoạch được mùa thì nay đã bắt đầu đổi chiều tăng giá trong 2 tuần qua. Giá gạo Thái Lan hiện giao dịch ở mức 385 - 390 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Song mức giá này vẫn thấp hơn giá bình quân của xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 7-2018.
Xuất khẩu gạo từ đây đến cuối năm 2018 có cả "gam sáng" và sự thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, tại Indonesia, dự báo khả năng nước này sẽ có nhu cầu nhập khẩu gạo trong các tháng cuối năm với số lượng từ 1-2 triệu tấn. Trong khi tại Philippines, dự kiến tiếp tục nhập khẩu thêm khoảng 500.000 tấn trong năm 2018. Cùng lúc, Trung Quốc đã chính thức chấp thuận cho 19 doanh nghiệp Ấn Độ được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sau khi gửi đoàn khảo sát đánh giá 19 doanh nghiệp đăng ký tham gia xuất khẩu gạo non-basmati theo thỏa thuận cấp chính phủ của hai nước. Cùng với đó là những tiến bộ vượt bậc của nghề trồng lúa ở Campuchia… Đây sẽ là những "đối thủ" trong tương lai của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam phải cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.
Hình ảnh nông dân trồng lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện để giá xuất khẩu gạo qua mặt được Thái Lan như hiện nay là một chuỗi tác động từ nhiều chính sách. Trong đó, những cải tổ bước đầu để VFA không còn "mặt chiếc áo chật hẹp", bó buộc với những đặc quyền, đặc lợi gắn với những doanh nghiệp nhà nước "đu đeo" theo các hợp đồng cấp chính phủ. Những quy định mới, thông thoáng để doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu gắn với các quy định trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng vùng nguyên liệu đã tạo nên những đột phá từ vùng nguyên liệu trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Cụ thể như vụ lúa hè thu 2018, nông dân ĐBSCL đã chuyển biến mạnh trong nhận thức, trồng các giống lúa thơm cho giá trị cao để cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Cụ thể, nhóm lúa thơm (Jasmine 85, Nàng Hoa 9, VD 20, ST, RVT...) chiếm tỷ lệ 22,41%, tăng 8,49% so với vụ hè thu 2017; nhóm chất lượng cao chiếm trên 45%. Như vậy, 2 giống lúa thơm và chất lượng cao đã chiếm gần 70%. Qua đó, cho thấy cả nông dân và doanh nghiệp đã thay đổi tư duy trồng lúa và xuất khẩu gạo. Cả nông dân và doanh nghiệp đã nhận ra: Không phải bán cái mình có mà cần phải nắm bắt xu hướng của từng phân khúc gạo để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đáng phấn khởi là cả Bộ NN-PTNT và VFA đã ghi nhận: Cơ cấu các nhóm giống lúa tuân thủ theo khuyến cáo, riêng nhóm lúa thơm tăng hơn cùng kỳ, sự chuyển dịch từ giống lúa chất lượng cao sang lúa thơm rất rõ rệt trong vụ hè thu 2018.