Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Thương vụ diễn ra trong phòng kín: Shark Phú bị chê là “tên trộm dở nhất thế giới”

Khi Shark Thủy yêu cầu các start up phân tích cụ thể hơn về công suất, doanh thu, chi phí và quy mô, thời gian thu hồi vốn của mỗi cơ sở, các start up chia sẻ: "Mỗi phòng chơi chi phí đầu từ 300-350 triệu, doanh thu trung bình mỗi phòng khoảng 600-650 triệu đồng/năm.
Thời gian hồi vốn cho một phòng khoảng từ 2 năm, và dự kiến thời gian này sẽ giảm đi trong thời gian tới khi chúng em có được những khách hàng trung thành" .
Các start up cũng khẳng định, không chỉ thu hút những người chơi mới chưa từng tham gia, mà mô hình trò chơi trải nghiệm thực tế còn kéo được khách hàng cũ quay trở lại chơi nhiều lần nếu họ chưa chinh phục được thử thách ở những lần trước.
Tuy nhiên, Shark Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng, nếu chỉ những khách hàng không vượt qua được thử thách mới quay lại, thì sản phẩm này sẽ không hướng đến đối tượng khách hàng là những người thông minh.
Những người sáng lập công ty cho hay, họ có nhiều phòng trò chơi với nhiều thử thách khác nhau cho các khách hàng thực sự muốn khám phá và chinh phục.
Sau một hồi tìm hiểu kỹ về công ty, có 4/5 Shark từ chối đầu tư, dù đã nhận xét sản phẩm của công ty khá thú vị.
Shark Thủy không đưa ra bất kỳ ý kiến nào. Khi các start up bắt đầu cảm thấy hơi lo lắng thì Shark Hưng đã lên tiếng giải tỏa phần nào nỗi lo: "Thường thì Shark nào không nói gì, Shark ấy sẽ đầu tư!"
Và quả thật lời tiên liệu đó đúng. Shark Thủy chia sẻ: "Anh nghĩ mô hình này sẽ khó nhân rộng. Nhưng các em đã nhắc đến giáo dục, một vấn đề nữa là team building cũng có nhiều tiềm năng. Đồng thời, bên anh cũng có dự án nhiều chục hecta định làm mô hình giáo dục sinh thái, khi đó sẽ có một khu vực rất là rộng lớn để xây dựng các phòng chơi để nâng tầm trải nghiệm.
Tóm lại, anh là người duy nhất có mảnh ghép kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục, và chính yếu tố em nói em đưa kiến thức lịch sử và địa lý vào trò chơi khiến anh cảm thấy thích. Do đó, anh sẽ đầu tư 5 tỷ cho 36% cổ phần"
Trước đề nghị này, 3 start up trẻ tuổi đã phải xin dừng chương trình để hội ý. Họ yêu cầu được nhận 5 tỷ cho 25% cổ phần. Tuy nhiên, Shark Dũng khuyên rằng, 36% hay 25% không quan trọng, bởi họ vẫn đang nắm đa số cổ phần, điều quan trọng nhất là để phát triển công ty, họ cần người dẫn đường.
Cuối cùng, thương vụ được giao dịch thành công với số tiền đầu tư 5 tỷ đồng của Shark Thủy cho 36% cổ phần cho Công ty Nhập vai thực tế We Escape.
CEO Nguyễn Chí Nhân chia sẻ: "Mình hy vọng bên mình cùng với Shark Thủy sẽ đưa ra được sản phẩm mới và nhanh nhất trên thị trường, tạo ra không gian vui chơi để các em học sinh ưa thích khám phá phát triển khả năng tư duy".