Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Trần Uyên Phương: người phụ nữ bé nhỏ đấu lại gã "khổng lồ"

Hiện nay, trong quá trình phát triển, chúng tôi luôn nhìn các công ty xung quanh để cải tiến. Đích đến của chúng tôi là phục vụ người tiêu dùng, đem lại những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng với giá thành phải chăng nhất.



Chúng tôi không ở trong vị thế nhìn nhận những công ty khác là đối thủ để hơn mặt này, mặt khác. Với chúng tôi, thỏa mãn người tiêu dùng là mục tiêu cuối cùng.

- Chị nghĩ gì về việc gần đây, một số sản phẩm bị nêu tên là kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe khiến người tiêu dùng tẩy chay?

- Cạnh tranh trong ngành đồ uống rất khốc liệt. Đây là ngành hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm có giá chỉ 5.000-15.000 đồng, nếu người tiêu dùng cảm thấy sức khỏe của họ bị ảnh hưởng không tốt, họ sẽ ngưng sử dụng ngay lập tức.

Còn việc tẩy chay sản phẩm, tôi nghĩ có rất nhiều lý do. Dưới góc độ sản xuất và marketing, bất kể một sản phẩm nào của chúng tôi cũng phải nêu rõ lý do mà người tiêu dùng phải mua. Đây là điều quan trọng nhất. Nếu như lý do đó không đủ để người tiêu dùng móc túi để trả tiền cho sản phẩm thì chẳng có lý do gì để sản phẩm đó tồn tại và phát triển cả.

- Giờ đây nhìn lại sự cố “con ruồi trong chai nước”, theo chị, bài học mà Tân Hiệp Phát có được về xử lý truyền thông là gì?

- Chúng tôi vẫn nhận thấy rằng, truyền thông không phải là mảng chúng tôi mạnh. Chúng tôi làm khá tốt trong việc quảng cáo cũng như hiểu tính năng sản phẩm là gì nhưng về mặt truyền thông cho người tiêu dùng hiểu những cái Tân Hiệp Phát đã xây được, giá trị mà Tân Hiệp Phát hướng đến thì thú thật chúng tôi vẫn chưa làm tốt.

Chúng tôi thấy rằng mình cần cải tiến và làm tốt hơn nữa để ngày càng minh bạch thông tin với người tiêu dùng. Một phần, người tiêu dùng rất muốn biết những cá nhân tạo ra sản phẩm mà họ đang dùng là ai, người chủ doanh nghiệp đó là những người như thế nào.

Từ trước đến nay, đối với gia đình tôi, những chia sẻ cá nhân là một điều mà không bao giờ chúng tôi thấy cần làm nhưng cho đến một lúc thì chúng tôi nhận thấy những điều mình tâm huyết nên được nói ra và chia sẻ với cộng đồng.

- Ngành đồ uống cạnh tranh khốc liệt, mặt khác, xu hướng tiêu dùng của khách hàng luôn thay đổi. Trong bối cảnh như vậy, theo chị, xu hướng marketing của công ty cũng như sản phẩm tung ra thị trường cần điều chỉnh ra sao?

- Tôi rất thích ngành hàng tiêu dùng nhanh và đặc biệt về sản phẩm nước uống, vì nó luôn đòi hỏi người làm phải năng động để cập nhật kịp thời, tiếp xúc thường xuyên với người tiêu dùng.

Để có được những kết quả nghiên cứu, đánh giá, chúng tôi phải đầu tư hàng năm rất nhiều tiền, con số lên đến vài chục tỷ đồng, chỉ để nghiên cứu, hiểu về người tiêu dùng, họ mong đợi điều gì và phải thay đổi như thế nào.

Với đồ uống, khách hàng rất thích thử cái mới. Mức độ trung thành của một sản phẩm, ví dụ như việc mua một chiếc xe hơi và một chai nước khác nhau rất xa. Do đó, khi đã làm trong ngành này, tôi thấy phải luôn thay đổi, cập nhật thông tin mới, hiểu người tiêu dùng thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mới có thể phát triển.